lạc quan lắm về cơ hội của anh. Nhưng nếu anh cần thứ gì đó để giúp mình
khỏi phát điên vì tù túng, vậy thì cũng tốt thôi.
Nhưng lúc này anh ngồi trên bậc cầu thang bên rìa sân khấu và nói đã tìm
ra một thứ. Tôi đặt ly rượu của mình xuống. “Cái gì vậy?”
Anh đưa cho tôi bản copy của một lá thư. Tôi nhìn kỹ. Lá thư được viết
bằng kiểu chữ Thư kí.
Ben mỉm cười. “Thư viện Folger tỏ ra rất cộng tác, sau khi được nhận lại
những thứ của họ. Thậm chí còn hướng dẫn tôi cách đọc chữ viết tay thời
vua James”.
“Và anh đã tìm thấy tứ này ở đó?”.
Anh lắc đầu. “Sưu tập cá nhân” anh trả lời mơ hồ. “Đó là lá thư của
Lancelot Andrewes, tu viện trưởng Westminster và giám mục Chichester,
gửi cho một người bạn, viết tháng Mười một năm 1607. một cái tên lạ lùng
cho một giám mục - Lancelot - nhưng dù sao ông ta có vẻ không giống với
các giáo chức cao cấp thông thường”.
Anh không nói gì thêm, vậy là tôi cúi xuống đọc lá thư. Phần lớn nội dung
nói về vấn đề đạo Thiên chúa ở Warwickshire. Nhưng có một đoạn thu hút
sự chú ý của tôi, viết về Laurence Chaderton, hiệu trưởng trường
Emmanuel ở Cambridge, và về Sách các Thánh thi mới hoàn tất nằm trong
cuốn Kinh thánh của nhà vua. Ông ta là một trong số ít giáo chức ủng hộ
Thanh giáo tham gia vào dự án này; các bài Thánh thi đã được giao cho hội
đồng của ông.
Theo lời giám mục, Chaderton đã viết một bức thư nghiêm khắc phàn nàn
rằng nhà vua đã lấy những bản dịch Thánh thi mà hội đồng của ông ta đã
cẩn thận thực hiện đưa cho một đám thi sĩ. Để đánh bóng lại, giám mục dẫn
lại lời lẽ cáu kỉnh của Chaderton - như thể việc trau chuốt lại từ ngữ một
cách thi vị hơn còn xếp dưới cả thủ dâm, kê gian và ma thuật trong bậc
thang xếp loại những tội ác ghê tởm nhất của sách Leviticus. Để đáp lại,
giám mục đã cố gắng mềm mỏng. Các thi sĩ không được phép phá hỏng các
bản dịch - nhưng còn về ngữ điệu, thì theo ý của ông nhà vua đã đúng. Các
bài Thánh thi được dùng để hát, nhưng nghe giống như những bài thuyết
pháp. Những bài thuyết pháp buồn tẻ, ông ta nhấn mạnh. Giống như nhà