Ở Hoa-kỳ, những mỏ sắt súc tích đều nằm ở phía Bắc đồng bằng, sát biên
giới Ca-na-đa. Tại châu Mỹ la-tinh, tiếng rằng giầu tài nguyên nhưng sắt thì
chỉ có ở Cu-ba và Bra-xin mà thôi. Nói chung tất cả đã được xác định. Còn
ở nước Nga thì vùng Cuốc-xcơ vẫn là một cái dấu hỏi lớn.
- Dấu hỏi là thế nào? - Éc Lây-xtơ hỏi lại - trong một tương lai không
xa, Cuốc-xcơ sẽ trở thành một trong những trung tâm công nghiệp quan
trọng của nước Nga.
Pê-te cười:
- Ông nói thế nào đấy chứ! Ở Cuốc-xcơ chúng tôi thấy núi rừng vẫn
im hơi lặng tiếng.
- Im hơi lặng tiếng là thế nào? - Éc Lây-xtơ ngắt lời Pê-te - Nếu như
bản tường trình của tôi đệ lên Nga hoàng được tiếp nhận thì chính phủ Nga
sẽ cho thăm dò và khai thác quặng sắt ở đó.
- Không đời nào! - Pê-te đáp - Bản tường trình đó, số phận nó như thế
nào, tôi đã biết rồi. Nhiều cận thần và các viên chức cấp cao trong chính
phủ các ông quen thân với các công ty nước ngoài. Họ cho rằng việc nước
Nga bỏ tiền ra mua sắt thép của nước ngoài còn dễ dàng thuận tiện hơn là
việc bỏ tiền ra để thăm dò, khai thác rồi luyện sắt thép ở ngay trên đất nước
Nga này.
Éc Lây-xtơ thở dài. Ông thật không ngờ Pê-te lại nắm trúng vấn đề
đến thế!
Pê-te nói:
- Tóm lại thì chỗ tài liệu quý của ông đành xếp lại một chỗ, mặc cho
bụi thời gian phủ lên trên từng lớp, từng lớp dày... Trong khi đó thì các nhà
khoa học chúng tôi đang nghiên cứu dở tới nước Nga thì mất một “mắt
xích” sắt trong sợi dây xích sắt truyền đi khắp thế giới.
Éc Lây-xtơ lặng yên không nói gì.
- Xin nói thật với ông! - Pê-te tiếp tục - Chỗ tài liệu của ông về vùng
Cuốc-xcơ có thể bị bỏ quên. Nếu ông có thể đóng góp vào công cuộc