thiếu nguyên liệu chiến lược và lương thực hết sức trầm trọng. Trong đại
chiến thế giới lần thứ hai sự kiện đau xót này lại lặp lại một lần nữa, mãi tới
năm 1943 nhờ Hồng quân Liên xô đánh mạnh ở phía đông, gây thiệt hại
khá lớn cho quân Đức, trong đó có tàu ngầm, nên nước Anh mới thoát khỏi
cảnh bị phong tỏa nghiêm ngặt.
Cũng trong chiến tranh thế giới lần thứ hai, trong số 4.770 tàu chở
hàng của Mỹ, Anh và một số nước trung lập khác bị đánh đắm thì già nửa
là do chiến công của tàu ngầm Đức.
Trong khi Mắc nêu chiến công lẫy lừng của một chiếc tàu ngầm Xô-
viết thuộc hạm đội Ban-tích ngày 30 tháng 1 năm 1945 đã dùng thủy lôi
nhấn chìm chiếc tàu Vin-hem Gút-xtáp của Đức xuống biển mang theo
8.700 sĩ quan và lính phát xít trong đó có 3.700 tên khá thành thạo về tàu
ngầm đủ sức sử dụng ngay, chín mươi chiếc, Mắc cũng không quên nhắc
đến loại tàu ngầm “bỏ túi “ của Đức trong đó có biên đội “Chó biển” đã
từng tung hoành dọc ngang ở Bắc Hải, đánh đắm hàng chục chiếc tàu khác.
Có lẽ vì quá say sưa và đánh giá cao về tàu ngầm nên một số bạn bè
quen biết ở bộ tham mưu hải quân Anh thường gọi Mắc Hin-đớc-len bằng
biệt hiệu “trung tá tàu ngầm”.
Không hiểu vì có chủ bụng sẵn hay không nhưng trong nhiều dịp, Mắc
Hin-đớc-len thường đưa con trai đầu lòng của mình xuống thăm các loại
tàu ngầm. Và chỉ ít lâu sau Giôn Hin-đớc-len cũng trở nên say mê tàu ngầm
như bố. Ngay khi còn học ở trường đại học, Giôn Hin-đớc-len thường trao
đổi với bố về một nhận xét mà theo Mắc, nhận xét này khá tinh tế và có
tính chất khái quát:
- Trong chiến đấu trên mặt biển, sở dĩ số tàu ngầm bị tiêu diệt nhiều vì
ba lý do: trước hết tàu ngầm không thể lặn nhanh được sau khi phóng ngư
lôi. Lý do thứ hai là tàu ngầm thường vẫn phải nổi lên mặt nước mới có thể
nạp điện cho ắc-quy được. Thứ ba là khi lặn, tàu ngầm “chạy” khá chậm,
do đó dễ bị đối phương phát hiện và tiêu diệt dễ dàng.