- Nhận xét của con rất phù hợp với ý nghĩ của ba... Viên trung tá Anh
hỏi con - nhưng để rồi con sẽ đi đến kết luận gì?
- Con sẽ đi sâu nghiên cứu để giải quyết vấn đề nâng cao tốc độ và
tăng cự ly lặn của tàu ngầm - Giôn Hin-đớc-len nói-Như vậy sẽ có hai
hướng thường được các công trình sư rất chú ý: một là hoàn thiện hình
dáng vỏ tàu, hai là tăng công suất của động cơ điện và dung lượng của ắc-
quy. Con sẽ đi vào hướng thứ hai.
- Rất tốt! - Mắc nắm chặt tay con nói - Con đúng là con yêu của ba.
Cùng một chí hướng với ba.
Kỹ sư Giôn Hin-đớc-len chăm chú nhìn sơ đồ ống sơ-noóc-ken. Này
đây là ống dẫn không khí trong sạch, đây là nắp đậy, đây là đầu ống có nắp
hơi, ăng-ten, phao bơi, đây là “lưỡi trai” để đưa ống thoát hơi ra ngoài, đây
là nắp hơi.
Hình như càng nghiên cứu kỹ sơ đồ loại ống hơi đặc biệt này, Giôn
Hin-đớc-len càng thấy phục nhà phát minh Nga N.A.Gu-dim, thuyền
trưởng tàu ngầm A-cu-la. Chỉ tiếc ông ta chết sớm trong một tai nạn tàu
ngầm từ năm 1915, chứ nếu không thì hẳn Gu-dim còn có thể có những
sáng chế đặc biệt nữa.
Trước đây, tàu ngầm Đức hễ chạy được một thời gian lại phải nổi lên
mặt nước để nạp điện cho ắc-quy nên thường bị ra-đa trên máy bay phát
hiện và bị đánh đắm. Nhưng kể từ ngày được trang bị loại ống thông hơi
đặc biệt “sơ-noóc-ken” này rồi thì tàu ngầm Đức đã có thể nạp điện cho ắc-
quy không phải nổi lên mặt nước nữa, do đó thời gian tàu bơi ngầm tăng
lên khá nhiều.
Được trang bị “sơ-noóc-ken” rõ ràng tàu ngầm đã tiến được một bước
nhưng theo Giôn thì về cơ bản “sơ-noóc-ken” vẫn chưa giải quyết được vấn
đề hợp nhất động cơ của tàu ngầm. Dù sao tàu vẫn dùng những bộ ắc-quy
cồng kềnh, lặn ở độ sâu lớn, tàu vẫn phải dùng động cơ điện để chạy. Thêm
vào đó, “sơ-noóc-ken” cũng có làm ảnh hưởng đến tốc độ của tàu. Ấy là
không kể khi tàu chạy, ống “sơ-noóc-ken” để lại trên mặt biển những vệt