mới trục lên chạy thử khá dài.
Nhưng rồi quả đúng như Van-te nhận xét, cứ sau mỗi lần chạy thử, hai
bố con Mắc Hin-đớc-len đều vẫn có thể chê trách chỗ này một tí, chỗ kia
một tẹo. Thì ra bọn Anh vẫn muốn rút được nhiều kinh nghiệm ở loại tàu
ngầm mới này của Đức.
Một hôm, Mắc Hin-đớc-len cho mời cả Van-te lẫn Giôn lại và chìa ra
một tờ giấy có dấu của bộ hải quân Anh:
- Lệnh của bộ hải quân giao cho hai ông đóng một chiếc tàu ngầm loại
mới cho nước Anh. Tên của nó có thể là: Éc-sơ-plô-ra, dĩ nhiên vẫn dùng
loại tua-bin hơi khí chạy bằng pe-ô-xýt hy-đrô nhưng điều quan trọng là
phải cải tiến sao đây để tàu có thể chạy nhanh mỗi giờ được 25 hải lý và
máy còn có buồng đốt để chạy với chất lỏng.
Van-te suy nghĩ trong óc: “Như vậy công suất máy đi-ê-den phải đạt ít
ra là 6.000 mã lực”.
Giôn Hin-đớc-len chợt nhớ ngay tới chiếc tàu ngầm En-đri-a của Anh
dùng sơ-noóc-ken trước đây đã lặn được 2.500 hải lý dưới Đại Tây Dương
mà cũng chỉ đạt tốc độ có bẩy, tám hải lý một giờ.
- Kể từ giờ phút này, ông Van-te được chính thức bổ nhiệm làm tổng
công trình sư với người giúp việc trực tiếp là công trình sư Giôn Hin-đớc-
len.
Việc thiết kế và đóng chiếc tàu ngầm Éc-sơ-plô-ra này, dĩ nhiên phải
tiến hành bí mật tại một địa điểm gọi tắt là “Công trường E”. Ngay chiều
nay, ông Van-te có thể thu xếp lên đường được.
Sau đó, qua câu chuyện trao đổi với Mắc Hin-đớc-len, Van-te biết rõ
tại “Công trường E”, Van-te sẽ được sống đầy đủ như một ông hoàng. Gia
đình Van-te cũng sẽ được đưa tới đó.
Tại “Công trường E”, sau chiếc Éc-sơ-plô-ra lại tới chiếc Éc-sơ-ca-li-
be ra đời dưới sợ trông nom trực tiếp của tổng công trình sư Van-te. Van-te
nhìn chiếc tàu ngầm loại mới đang nổi dần lên mặt nước, rẽ sóng lao vút đi