- Thôi việc này, trẫm lại giao cho bá tước thay mặt trẫm trông coi cả
cái công xưởng này.
Từ ngày rời hoàng cung về xây dựng công xưởng sản xuất đồ sứ ở
Mây-xen, Bi-ốt-ghe hiểu ngay nghề sứ này đang có cơ phát triển ở vương
quốc Xắc-xôm. Nhìn mấy cái lò nung được xây dựng to hơn trước. Bi-ốt-
ghe càng thấy lo lắng. Trong khi nghiên cứu đồ sứ của nước ngoài Bi-ốt-
ghe đã thấy rõ người thợ làm đồ sứ bên đó lại kiêm luôn cả nghệ sĩ trang
trí. Cứ nhìn phong cảnh vẽ trên những chiếc bình sứ thì đủ rõ: một cánh
chim bay giữa khoảng trời mây bao la, một con thuyền nhỏ bé lênh đênh
mặt nước, một ông lão quắc thước trán hói, da mặt hồng hào tay cầm gậy
trúc đứng bên một cô tiên, xiêm áo thướt tha, cạnh đấy là mấy dòng bay
bướm nét thanh tú đen nhánh.
Bi-ốt-ghe gọi đó là những bức tranh màu trên sứ. Từ nếp áo, sắc mặt
từng người đến mây, nước, mỗi thứ đều có một màu sắc riêng biệt. Tại sao
ông quan này lại mặt trắng, ông quan kia mặt xanh, ông tướng này mặt đỏ?
Tất cả những điều này đều làm cho Bi-ốt-ghe suy nghĩ. Nếu như nắm được
bí quyết này thì hẳn người thợ đồ xứ Xắc-xôm cũng có thể vẽ được những
bức tranh dựa theo các danh họa như Ra-pha-en, Mi-ken-lăng-giơ và ngay
cả chân dung của hoàng đế Áp-gút-xtơ dũng mãnh.
Hoàng thân Phôn Phiu-xten-be hoặc bá tước Xiếc-gao-den hoặc bất cứ
một vị hoàng thân, bá tước nào hẳn sẽ vô cùng sung sướng khi nhận được
một chiếc bình sứ trên có mang chân dung mình. Thế nhưng trước khi có
được những chiếc bình sứ tuyệt tác muôn màu sặc sỡ đó, phải hoàn thiện
bằng được nghệ thuật chế tạo ra đồ sứ trắng phôi đã. Muốn vẽ hoa lá,
những cánh bướm muôn màu sặc sỡ, những con hươu nai lông vàng ngơ
ngác... công việc trước tiên là phải tạo ra được một cái nền: đó là sứ men
trắng như ngọc. Trong khi những người thợ nề xây dựng tường cao bao
quanh công xưởng thì Bi-ốt-ghe vẫn cặm cụi nghiên cứu trong phòng thí
nghiệm. Cho nên khi chiếc lò nung đầu tiên vừa làm xong, ngay mẻ đầu, dỡ
bình, lọ ở lò ra Bi-ốt-ghe đã có được những chiếc bình bằng sứ trắng rất
đẹp.