- Nếu vậy thì bá tước mua luôn cho ông ta một bộ! Nghe bạn nói.
Xiếc-gao-den bảo - Có thể nói là tôi chẳng tiếc ông ta một thứ gì! Lúc nào
bá tước thử vào thăm phòng ông ta ở mà xem. Thảm len rải trong phòng,
bộ đồ nước bằng pha lê viền vàng, ghế bọc bằng da bò... có thể nói là Bi-ốt-
ghe muốn gì được nấy. Chính hoàng đế Áp-gút-xtơ cũng ra lệnh cho tôi
phải trọng đãi ông ta hết sức, chỉ trừ một điều: không cho ông tá để lộ bí
mật làm đồ sứ ra ngoài. Có thể nói như thế này: Bi-ốt-ghe sống ở đây như
một ông hoàng mà cũng như một người tù giam lỏng vậy.
Tiếng hai người trò chuyện bay tới tai Bi-ốt-ghe lõm bõm câu được
câu chăng. Nhưng khi hai người đi khỏi tiếng vó ngựa, tiếng kèn đồng,
tiếng chó sủa lại như gợi lên cho Bi-ốt-ghe cảnh một khu rừng bạt ngàn,
lộng gió với thảm cỏ xanh rì, tiếng suối, róc rách chảy, bóng những chú
hươu nai tung bốn chân rạp mình xuống chạy như bay để tránh những họng
súng của bọn đi săn, nghĩ tới cuộc sống tù túng của mình, ông thấy cuộc
đời ngoài kia phóng khoáng, tự do biết bao.
Ngày mai đã là ngày lễ các Thánh, ở quê Bi-ốt-ghe vào ngày này, nhà
thờ đã tấp nập nhiều người ra vào. Chuông nhà thờ đã dóng dả rung ngay từ
chiều hôm nay. Thế mà ở đây yên tĩnh. Thợ thuyền trong công xưởng chiều
được về sớm để ngày mai nghỉ việc đi dự lễ nhà thờ. Đối với Bi-ốt-ghe,
ông sợ nhất những ngày chủ nhật và ngày lễ vì chính những ngày đó, ông
càng cảm thấy trống trải cô đơn, tù túng nhất.
Ông lại chạnh lòng nghĩ đến mẹ và ý muốn biếu mẹ một chiếc bình sứ
trước đây. Bao nhiêu năm tháng trôi qua, chiếc bình sứ để đâu vẫn còn đó!
Ông cảm thấy công việc của mình như vô nghĩa. Tại sao ông lại không có
quyền làm những chiếc bình sứ cho tất cả mọi người mà chỉ làm riêng cho
nhà vua và bá tước Xiếc-gao-den để họ kiếm lời trong khi trên đời này mẹ
ông và không biết bao nhiêu người khác không đủ tiền mua để dùng. Lúc
này, Bi-ốt-ghe thèm có một người bạn để nói chuyện. Rượu ngon không
thiếu, chim ngói, gà quay, thỏ hầm không thiếu, chỉ thiếu bạn hiền để trò
chuyện tâm sự. Bỗng có tiếng lộc cộc đi vào. Bi-ốt-ghe nhìn ra. Đi theo sau
lên lính gác là bác thợ cạo, cứ quen lệ, một tháng hai lần, bác ta lại xách cái