nghề quý giá này chăng? Hay là nhà khoa học Na-mít. Với tài học rộng,
vốn hiểu biết sâu sắc, Bi-ốt-ghe tin là Na-mít có thể trở thành người kế tục
công việc của mình được. Hãy truyền lại cho Na-mít một bí mật vô cùng
quan trọng: cách làm bóng đồ sứ. Còn nửa phần đầu cơ bản: cách làm đồ
sứ, ta sẽ truyền lại cho Hác-ten-mê. Được đấy! Hác-ten-mê là người ta có
thể tin cậy được. Ta sẽ sẽ không viết ra giấy. Ta thề từ nay sẽ không để lại
một dấu vết nhỏ gì trên giấy cả. Những người học trò thân tín của ta sẽ
được truyền lại nghề này bằng cách học nhập tâm vậy. Chỉ có cách này mới
đảm bảo bí mật nhất.
Nghĩ được như vậy, ông lão Bi-ốt-ghe cảm thấy trong lòng nhẹ nhõm
hẳn. Bi-ốt-ghe tự an ủi mình: “Thể xác ta dù bị giam cầm, nhưng dù sao
đầu óc phát minh của ta vẫn được tự do, thoát khỏi mấy bức tường cao ngất
này!”
Đêm hôm đó là một đêm Bi-ốt-ghe ngủ ngon nhất sau nhiều đêm trằn
trọc mãi.
Một tháng rồi hai tháng trôi qua, bí mật chế tạo đồ sứ không chỉ còn ở
Bi-ốt-ghe nữa, nó đã đến với Na-mít, Hác-ten-mê… Khi tên lính mở cửa
nhà giam thì Bi-ốt-ghe chỉ còn thoi thóp thở, toàn thân nóng như lửa.
Cho tới một hôm, theo như thường lệ, tên lính gác đưa cơm vào trại
giam thì nhà giả kim thuật tài năng kia chỉ còn là một cái xác không hồn đã
giá lạnh tự bao giờ. Nhưng những gì ông truyền lại cho người đời sẽ vượt
khỏi chấn song sắt đến với mọi người, đến với nhân dân.
>> id="calibre_pb_5">> >> > >
NHỮNG CHUYẾN RA ĐI CỦA PHÔ-LÊ
Cầm thanh thép lên tay hết lật đi lật lại để ngắm cho kỹ, chủ xưởng
Phô-lê ở Xtua-Brít-giơ khẽ lắc đầu tỏ ý không bằng lòng. Kể ra ở khắp U-
oóc-sét-téc-sai-rơ không một ai mà không biết ông chủ xưởng rèn này đang