gien” để cử những con người ưu tú nhất sang Pháp giật giải. Các tay luyện
kim bậc thầy ở Bỉ, Thuỵ Sĩ cũng có mặt nhưng đều thất bại. Theo dư luận
người có khả năng giật giải chính là ông bố của An-phrê nhưng F. Crớp lại
đùng đùng bỏ về Đức, sau khi... đã đánh cắp được phương pháp chế tạo
thép của Anh và mua lại của bọn gián điệp kỹ thuật quốc tế khá nhiều
những công thức bí mật.
Công ty sản xuất thép Anh và các chế phẩm ra đời ở thành phố Ét-xen
ngày 20 tháng 11 năm 1811, đúng lúc “con người thép” đó tròn hai mươi
bốn tuổi. Nhưng tiếc thay mang tiếng là thép Anh, nhưng thật ra chất lượng
thép của F. Crớp còn thua xa thép Anh nên nhà máy phải đóng cửa, rồi hoạt
động trở lại và đóng cửa một lần nữa. Nợ nần, nghèo túng chồng chất.
Ngày mồng 8 tháng 10 năm 1826, ở cái tuổi ba mươi chín, trước lúc
chết, F. Crớp đã di chúc lại cho con “Bằng bất cứ cách nào, phải lấy được
toàn bộ kỹ thuật sản xuất thép của Anh và vượt xa họ.”
- Có lẽ ta thua họ là bởi các “gia vị” - F. Crớp nói nhưng thấy An-phrê
chưa hiểu, ông lại cố giảng giải thêm:
- Trong nghệ thuật nấu bếp, phải có gia vị để làm món ăn thêm ngon.
Muốn luyện được loại thép có chất lượng cao, mang được những tính chất
quý giá, người nấu thép phải pha thêm những nguyên tố hợp kim khác nhau
vào đó.
Thấy con trai đã hiểu ra, F. Crớp vui vẻ nói tiếp:
- Rắc hạt tiêu, cho thêm tí ớt vào cốt làm cho món ăn cay, có thứ gia vị
cho vào để làm thơm tho và hấp dẫn, có những thứ thì cải tiến phẩm vị món
ăn. Tóm lại mỗi thứ gia vị đều có một mục đích của nó. Và thật khó có thể
kể hết ra đây những công dụng của mọi thứ gia vị.
Mấy hôm sau F. Crớp chết, vừa tròn ba mươi chín tuổi.
Qua làn nước mắt nóng hổi, An-phrê cũng còn đủ sáng suốt để nhận ra
được: thép sẽ có tất cả các tính chất đặc biệt nếu như được pha thêm các
“gia vị” - những nguyên tố hợp kim khác.