hàng nhỏ cho đồng nghiệp, giao hẹn chỉ nhận một phần lãi để tập trung vào việc đề ra mục tiêu bán
hàng dài hơi và tìm kiếm khách hàng lớn. Kết quả đúng như mong đợi của ông chủ, thành tích của
Millar đã có bước phát triển nhanh chóng và mang lại lợi nhuận cao cho công ty.
Suy nghĩ vấn đề như ông chủ, quyết tâm theo đuổi mục tiêu của ông chủ, người bán hàng sẽ có được
thành công lớn. Vậy, người bán hàng phải làm thế nào để suy nghĩ vấn đề giống như ông chủ?
Doanh nghiệp cần lợi nhuận, vì thế, người bán hàng cần phải đứng ở góc độ của ông chủ, suy nghĩ theo
hướng phát triển lâu dài của công ty. Lợi ích của công ty được nâng cao thì tiền thưởng và phúc lợi
của người bán hàng cũng theo đó được nâng lên.
Vì vậy, chỉ có gắn chặt mục tiêu lâu dài của mình với mục tiêu phát triển của công ty, gắn chặt lợi ích
của mình với lợi ích của công ty, người bán hàng mới có thể phát huy tối đa khả năng bán hàng của
mình, thực hiện được mục tiêu bản thân và công ty đều có lợi.
Tiếp theo, phải làm việc hết mình, nhiệt tình với khách hàng. Nhiệt tình là tiền đề và động lực cơ bản
để một người toàn tâm toàn ý dốc sức vào sự nghiệp. Có câu danh ngôn: “Bán hàng là sự nghiệp suốt
đời mà người bán hàng tràn đầy nhiệt tình theo đuổi, khi nhiệt tình ấy giảm đi thì sự nghiệp bán hàng
của bạn cũng suy thoái.”
Người bán phải đột phá tuyến phòng bị và cảnh giác của khách hàng, chuyển hóa nó thành sự tín nhiệm
và đồng tình. Sự từ chối của khách hàng tuyệt đối không được trở thành lý do để người bán hàng bỏ
cuộc. Chỉ cần người bán hàng trước sau luôn tràn đầy nhiệt tình, đối xử chân thành với khách hàng thì
cuối cùng sẽ được khách hàng chấp nhận và ủng hộ. Đồng thời, trong quá trình bán hàng, người bán
hàng phải khơi thông giao tiếp với khách hàng, biết lôi cuốn khách hàng bằng lòng nhiệt tình của mình.
Chỉ có tràn đầy nhiệt tình với công việc bán hàng, người bán hàng mới có thể phát huy được năng lực
của mình, làm tốt công việc bán hàng.
Cuối cùng, người bán hàng phải biết loại bỏ áp lực công việc. Có một câu mà các ông chủ thường nói:
“Có áp lực sẽ có động lực”, câu này không hoàn toàn chính xác, vì áp lực là con dao hai lưỡi, với mỗi
người, mỗi công việc khác nhau, áp lực cũng sẽ khác nhau. Người bán hàng phải khống chế tốt tình
cảm của mình, loại bỏ áp lực công việc để giao lưu với khách hàng tốt hơn.
Tóm lại, người bán hàng phải biết suy nghĩ vấn đề giống như ông chủ, tràn đầy nhiệt tình với công
việc, có như vậy thành tích của bản thân mới không ngừng được nâng cao.