bạn. Phát triển mục tiêu tự tin với Bản ghi chép trực giác, nhờ đó bạn sẽ biết
được một công việc thế nào là “đủ tốt” để nhấn “gửi!” Stacy cũng sử dụng
các chiến lược trong Chương 5 để đánh giá điểm mạnh của mình và giá trị
mà cô có thể mang lại trong công việc cũng như trong việc nuôi dạy con cái.
Vì sự cầu toàn thường xuất phát từ hành vi và niềm tin về bản thân đã có từ
lâu, cô ấy và tôi đã hoàn thành một bài tập kéo dài hai giờ nhằm loại bỏ
những mô hình này ngay tại gốc rễ của vấn đề. Cuối cùng, Stacy đã có thể
loại bỏ “tiếng nói tiêu cực” vĩnh viễn, mà không phải quay trở lại con đường
cũ. (Bạn có thể tìm thấy những bài tập này qua chương trình Cốt lõi về sự tự
tin của tôi, chương trình được liên kết đến các cổng thông tin tại
www.sharonmelnick.com)
Câu hỏi: Trong công ty tôi, chúng tôi đang trải qua quá trình tái cơ cấu và
cắt giảm số lượng nhân viên. Làm thế nào tôi có thể ngăn chặn nỗi sợ hãi và
lo lắng về những gì sẽ xảy ra?
Trả lời: Đây là một vấn đề mà nhiều người quan tâm. Hành động cân bằng
mà bạn muốn đạt được là không cho phép sự không chắc chắn làm bạn mất
tập trung, nhưng đồng thời có những hành động để giữ cảm giác an toàn.
Câu thần chú để bạn giảm bớt nỗi sợ hãi là: Hành động thay vì sợ hãi. Hãy
sử dụng cụm từ viết tắt ACTION để ghi nhớ tất cả những gì bạn có thể làm,
ngay cả khi đối mặt với sự không chắc chắn:
• Hoàn thành trách nhiệm trong vai trò hiện tại của bạn (Act fully in
your current role). Điều trước tiên là hãy tiếp tục giữ hiệu quả làm việc cao.
Bất kể điều gì xảy ra, điều quan trọng là bạn phải có thành tích tốt. Bạn phải
hiểu rõ là sự không chắc chắn trong tương lai sẽ bị lấn át bởi những nỗ lực
hiện tại của bạn nhằm tập trung vào phía trước..
• Kiểm soát những gì bạn có thể kiểm soát (Con- trol what you can
control). Một mặt, bạn đang bù đắp cho nỗi sợ hãi bằng cách cố gắng hết
mình cho công việc hiện tại. Mặt khác bạn không muốn phủ nhận tình huống
có thể xảy ra. Như thường lệ, tập trung vào 50% phần của bạn. Hãy tạo một