• Niềm đam mê: Đôi khi sự cầu toàn xuất phát từ niềm đam mê thuần túy.
Bạn có phải là nghệ sĩ có năng khiếu sáng tạo với cái nhìn quan tâm đến chi
tiết về một điều gì đó nên như thế nào hoặc thông điệp được truyền tải như
thế nào?
• Ngăn chặn sự phản đối. Sự cầu toàn của bạn có thể là nỗi sợ hãi dựa trên
nỗ lực phòng thủ trước sự phản đối và mất “tình yêu”. Một khách hàng của
tôi Jeanine, một quan chức cấp cao trong ngành công nghiệp thời trang,
người có bề ngoài tự tin và được ghi nhận là xuất sắc trong công việc, đã mô
tả kỹ trường hợp này như sau:
Đặc trưng vốn có trong ngành công nghiệp thời trang là làm việc với tốc độ
điên cuồng, nhưng tôi thấy bây giờ tôi lại còn thêm năng lượng điên cuồng
bởi tôi rất lo rằng đội của tôi sẽ mắc sai lầm. Đối với người khác thì một sai
lầm có thể chỉ là một thời điểm kinh doanh xấu, tức là, chúng ta đã mất một
số tiền, kế hoạch của chúng ta bị trì hoãn. Nhưng ngay lập tức tôi nghĩ đó là
lỗi của mình và chấp nhận đó là trách nhiệm của mình. Có phải tôi thực sự là
nguồn căn của lỗi lầm này không? Đó có phải là lỗi của đội tôi không? Tôi
sẽ trông thật thảm hại đúng không? Sau đó, tôi cảm thấy áp lực phải sửa
chữa lỗi lầm đó ngay lập tức ngày càng tăng!
Jeanine sợ rằng cô hay nhóm của cô sẽ mắc sai lầm. Nếu điều đó xảy ra thì
đó là lỗi của cô ấy. Và, nếu đó là lỗi của Jeanine thì trong đầu cô nó có nghĩa
là cô không đủ tốt, rằng cô ấy đáng bị chỉ trích thay vì được người khác tôn
trọng. Cũng giống như Jeanine, bạn có thể lo sợ sẽ không được người khác
tôn trọng tại nơi làm việc, nhưng ở một mức độ tình cảm sâu hơn thì bạn sợ
sẽ mất đi cảm tình của những người mà bạn cần để tìm được sự tự tin của
mình! Ngọn nguồn của sự cầu toàn cũng giống như loại thứ hai trong hành
vi gián tiếp mà chúng ta đã thảo luận và tìm ra giải pháp cho trong Chương
6.
• Chuẩn bị cho sự chấp nhận: Một số người trong chúng ta nuôi dưỡng niềm
tin sai lầm rằng nếu chúng ta có thể hoàn hảo thì điều đó sẽ mang đến cho