chúng ta sắp xếp một bản giao hưởng phức tạp và tinh tế gồm những phản
ứng hóa học, thần kinh, và do đó, xác định được cách chúng ta cảm nhận và
những gì có thể nghĩ đến. Chúng ta không hề nhận thức được điều đó, một
khi các mô hình bên trong được thành lập, chúng ta bị mắc kẹt trong mô
hình đó. (Tuy nhiên, đừng lo lắng! Bạn sẽ học cách để “mở khóa” trong
Chương 4).
Bởi vì căng thẳng đến từ bên trong, nên đối phó với căng thẳng nằm trong
tầm kiểm soát của bạn. Vậy làm thế nào để bắt đầu? Hãy bắt đầu bằng cách
thay đổi phản ứng của bạn. Bạn có thể bật “công tắc kiểm soát” bên trong để
thoát khỏi chu kì sống sót và tiến đến thành công trong mọi tình huống. Yêu
cầu duy nhất là bạn cần chủ động nỗ lực chuyển phản ứng của mình từ
không chủ ý và thụ động thành chủ ý và có mục đích.
Khi bạn kiểm soát tình hình, kết quả sẽ có những ảnh hưởng. Mỗi khi bạn
luyện tập khả năng kiểm soát – chẳng hạn như thay đổi suy nghĩ, thở chậm
lại, lựa chọn từ ngữ cẩn thận, hoặc theo sát lịch trình đã đề ra – thì bạn đã
quyết định những gì xảy ra trong não, trong cơ thể mình, chính tình huống
mà mình đang gặp phải. Trong trạng thái tự tin và bình tĩnh, bạn sẽ làm việc
nhanh hơn, giải quyết vấn đề dễ dàng hơn, và mắc ít lỗi hơn. Bạn sẽ phản
ứng tích cực hơn với người khác và có thể khuyến khích họ để giúp bạn có
được kết quả mong muốn.
Mỗi một hành động đều có thể đưa bạn vào chu kỳ thành công khi đối mặt
với căng thẳng. Mỗi khi bạn kiểm soát một điều mà bạn thực sự có thể kiểm
soát, thì bạn cũng đã củng cố thêm các hành vi khác giúp bạn duy trì trạng
thái tích cực. Giống như một con bướm vỗ cánh và cuối cùng thay đổi được
cả thế giới, bạn cũng có thể tạo ra thay đổi nhanh chóng và lớn lao trong
hiệu quả công việc và mức độ căng thẳng của bạn bằng cách kiểm soát
những tình huống nhỏ trong suốt cả ngày.
Tất nhiên, bạn đã ở trong tình thế khó khăn. Bạn biết rằng mình phải “kiểm
soát những gì bạn có thể kiểm soát”. Nhưng bạn có nhận thức được tất cả