Thứ hai, đầu tuần này, tôi đã gửi email tới một người ở một công ty đã thuê
tôi tiến hành buổi đào tạo cho những người tiềm năng của công ty. Tôi cần
nhận được phản hồi trước cuối tuần này, nhưng tôi lại không nhận được gì.
Bạn đã bao giờ ở trong tình trạng bực bội như thế chưa? Tôi muốn hét lên
hoặc nhảy thẳng vào văn phòng của người đó và yêu cầu phản hồi lại cho
tôi!
Vậy, thay vào đó tôi đã làm gì? Tôi thách thức phản ứng ban đầu của mình
là đổ lỗi cho người không trả lời thư. Tôi không hề biết những gì đã xảy ra ở
đầu bên kia dẫn đến sự chậm trễ, nhưng tôi đã có cái nhìn tích cực trong sự
nghi ngờ. Điều này ngay lập tức làm giảm sự thất vọng trong tôi. Tôi sử
dụng một kỹ thuật thở bạn sẽ được học trong Chương 4 giúp tôi giải quyết
vấn đề để tôi có thể nghĩ ra những lựa chọn khác. Tôi thoát khỏi cái nhìn
phiến diện đã khiến tôi nghĩ rằng người nhận email là người duy nhất có thể
giúp tôi giải quyết vấn đề này. Chắc chắn rằng một ai đó khác trong tổ chức
này cũng có thể cung cấp cho tôi những thông tin liên quan.
Tôi cũng xem xét liệu tôi có làm gì khiến họ trì hoãn phản hồi không. Tôi
đọc lướt qua các email để xem liệu tôi đã sử dụng các chiến lược gây ảnh
hưởng hiệu quả chưa và liệu có bất cứ điều gì tôi có thể truyền đạt tốt hơn
không. Tôi có chắc chắn đã đề cập rõ ràng là tôi yêu cầu họ phản hồi lại
không? Thông điệp của tôi có thuyết phục không? Và tôi có đưa ra yêu cầu
của mình phù hợp với lợi ích của công ty để người quản lý có động cơ để
hồi đáp kịp thời không?
Với tất cả những nỗ lực tự kiểm soát này, sự chú ý của tôi chuyển thành
hành động tích cực. Tôi đã có một kế hoạch khiến cho bản thân cảm thấy
mình có khả năng kiểm soát. Tôi bình tĩnh lại và có khả năng suy nghĩ rõ
ràng cho cuộc hẹn khách hàng tiếp theo. (Sau đó, tất nhiên, chỉ hoàn thiện
50% phần của mình, ngay lập tức tôi tìm đến những người đã liên lạc với tôi
nhưng mà tôi vẫn chưa trả lời!)