hoặc khi bạn không thể ảnh hưởng đến mâu thuẫn chính trị, nhưng lại phụ
thuộc vào kết quả của nó.
Với sự thờ ơ lành mạnh, bạn tiếp tục tham gia và đóng góp tốt nhất có thể,
nhưng bạn không cho phép kết quả bên ngoài tác động đến trạng thái bên
trong của bạn. Hãy chỉ chọn một trận đánh mà bạn đáng để bỏ thời gian và
năng lượng. Hãy tạo ra ranh giới: Những tác động tiêu cực nào mà bạn sẽ
chấp nhận và những tác động tiêu cực nào bạn không chấp nhận? Hãy chắc
chắn mình luôn ở bên phần ranh giới “lành mạnh”.
Dưới đây là một ví dụ rất tốt về hành động thờ ơ lành mạnh. Khách hàng của
tôi Amita là một lãnh đạo cao cấp trong một tổ chức chính phủ chuyên ứng
phó với khủng hoảng hệ thống tài chính. Cô muốn mình có tiếng nói trong
các cuộc đàm phán tài chính căng thẳng, nhưng cô không muốn mình kiệt
sức. Cụm từ mô tả điểm tầm nhìn của cô là “Người cải cách đam mê nhưng
thờ ơ”.
Mặc dù cô thấy mình có “điều đúng” (các khuyến nghị chính sách đúng
đắn), Amita thường xuyên phải đối mặt với sự chống đối trong tổ chức của
mình. Hàng ngày, cô mang về nhà những câu chuyện về các cuộc họp mà ở
đó đồng nghiệp chỉ trích một cách thiếu xây dựng, và các vấn đề chính trị áp
đảo chính sách tốt. Mòn mỏi do liên tục thất vọng, cô thấy mình ngày càng
gay gắt và không ổn định.
Dưới đây là cách Amita thực hiện thái độ thờ ơ lành mạnh: “Bây giờ tôi chịu
trách nhiệm thực hiện 50% phần của mình”, cô cho biết. “Nhưng tôi không
còn gắn liền cảm xúc với kết quả nữa. Tôi bình tĩnh và trình bày khách quan
quan điểm của mình để người khác có được những thông tin mà họ cần để
đưa ra quyết định. Tôi cố gắng tôn trọng những người chống lại tôi, biết
được rằng họ có thể có quan điểm hay ý tưởng đáng giá đối với họ, hoặc họ
có thể có được thông tin mật mà tôi không có, hoặc là họ không được thông
báo về những thông tin như tôi được thông báo và họ cần thời gian để bắt
kịp. Khi những người khác không chọn giải pháp tôi đưa ra, tôi cởi mở với