liên quan tới một vài mặt như sự tôn nghiêm của 2 bên, quyền hạn của cá nhân v. v... Sau khi nắm chắc
các căn bệnh này rồi thì có thể dùng các phương pháp bôi thuốc hoặc áp dụng một số liệu pháp phụ
trợ thúc đẩy. Tuy nhiên, người phá vỡ căng thẳng này, tốt nhất không phải là bạn, vì lúc này chủ động
đi kèm theo nó có thể là một vài tổn thất.
Nếu như khi chỉ có mình bạn giải quyết vấn đề, bạn không ngại gì mà không thử làm theo các
phương pháp sau đây:
(1) Tìm một người hòa giải. Có một vài câu nói không phù hợp với bạn, có vài khâu bạn không thể
thông suốt, người trung gian này luôn có thể dựa vào thân phận đặc thù của bạn để nói được và làm
được.
(2) Thay đổi hình thức giao dịch, đổi hình thức cạnh tranh thành hình thức hợp tác. Mở rộng phạm
vi, thu hút lãnh đạo, nhân viên kỹ thuật công trình và nhân viên quản lý của cả hai bên, cùng nhau tìm
biện pháp giải quyết vấn đề. Như vậy, có thể khiến cho kế hoạch của 2 bên đã định trước bị phá vỡ rất
nặng, song luôn luôn có thể thu được kết quả tốt.
(3) Thay đổi nhân viên đàm phán. Nhân viên mới này có thể xóa bỏ những nhượng bộ trước đây đã
có được, song lại có lợi ở chỗ - nhân viên đề xuất những kiến nghị và nhượng bộ mới, cũng có thể là
một mở đầu tốt để phá vỡ cục diện căng thẳng.
(4) Thay đổi thời gian đàm phán. Đây là một cách vận dụng "sách lược né tránh", tạm thời đi vòng
tránh căng thẳng, đợi cho cả 2 bên đều thu thập được nhiều tư liệu hoặc có phương án phù hợp và sắp
xếp thích hợp thì mới ngồi lại để tiếp tục đàm phán;
(5) Nâng cấp đàm phán;
Sắp xếp hội nghị cấp cao hơn hoặc thiết lập đường dây nóng để đàm phán. Lúc này, người tham gia
đàm phán trong tình huống thông thường phải tăng không khí đàm phán, hiệu ứng lãnh đạo rất có tác
dụng trong giờ phút quan trọng này;
(6) Có một vài thay đổi nhỏ. Thí dụ: thay đổi hình thức hợp đồng, thay đổi việc dùng từ ngữ và
cách viết trong hợp đồng, thay đổi phương pháp tính toán và một vài quy cách, điều kiện phù hợp khi
thu mua hàng hoá. Những thay đổi này sẽ không gây tổn thất lớn, mang lại cho bạn nhiều thuận lợi.
Điều đó chứng tỏ bạn là người đã tích cực hành động để cứu vãn chuyện buôn bán này;
(7) Cho đối tác một vài cơ hội lựa chọn, một vài phương án. Một phương án mới rất có thể trở
thành bước mở đầu của một vòng đàm phán khác và căng thẳng sẽ qua đi.
9. Xác định thời gian kết thúc đàm phán rất có lợi trong việc tập trung sức lực để hoàn thành nhiệm
vụ
Phải xác định rõ thời gian kết thúc của mỗi lần hoặc mỗi vòng đàm phán. Phản ứng của đối tác
được quyết định bởi phương thức mà bạn đề ra. Nếu bạn dùng phương thức đối thoại dưới đây: "tôi
đã đặt mua vé máy bay vào lúc 11 giờ 30 phút, nếu như trước ngày 4 tháng 5, chúng ta vẫn chưa đạt
được thỏa thuận, thì chúng tôi buộc phải hợp tác với người khác", cuộc đàm phán sẽ trở nên vui vẻ và
thuận lợi.
Một thời gian chấm dứt đàm phán xác đáng có tác dụng rất tích cực. Vì con người không thể mãi
mãi giữ được thần kinh tốt trong suốt quá trình đàm phán - tinh thần, trí lực sẽ giảm theo thời gian đàm
phán. Thời gian kết thúc đàm phán được xác định, người đàm phán sẽ phấn chấn tinh thần, đề xuất
biện pháp giải quyết có tính xây dựng và có những nhượng bộ tích cực. Nếu không có một thời gian
chấm dứt đàm phán rõ ràng, hai bên sẽ không có được thời gian nghỉ ngơi mà cứ phải đàm phán kéo
dài thì cuối cùng chẳng có bên nào đạt được mục tiêu đề ra.
Nếu như có một bên đàm phán cho rằng: xác định thời gian chấm dứt đàm phán như vậy là quá sớm,
sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến đàm phán; lúc này, chỉ cần nói một câu "hiện nay còn chưa đúng lúc à!"
là có thể xong.