nhắm tới, và ông cứ khăng khăng rằng những nhân viên bán hàng
của mình phải luôn chỉnh tề trong những bộ trang phục đen lịch sự.
Chính ông là người đã thiết lập ra một nền văn hóa công ty, làm
cho IBM khác biệt hẳn với những công ty khác cho đến tận ngày nay.
Lòng trung thành của nhân viên IBM không chỉ được hình thành
từ mức hoa hồng bán hàng hào phóng, mà còn từ một nền văn hóa
gắn kết những nhân viên của công ty lại với nhau như trong một đội
tuyển thể thao hay trong một gia đình. Cùng với Henry Heinz và
William Wrigley, Watson trở thành một trong những người đã tạo
thành cuộc cách mạng trong cách đối đãi với nhân viên. IBM là một
trong những công ty đầu tiên đã cung cấp cho nhân viên của mình
bảo hiểm nhân thọ, những đãi ngộ khi về hưu và các kỳ nghỉ có
lương, ngay từ giữa thập niên 1930.
Song song đó, IBM cũng đã xây dựng được những mối quan hệ
tin tưởng chặt chẽ với khách hàng của mình và khách hàng lớn nhất
của họ là chính phủ Mỹ. IBM vẫn có thể bám trụ vững vàng và phát
triển đều đặn trong thời kỳ suy thoái kinh tế trầm trọng của những
năm 1930 là nhờ một hợp đồng với chính phủ Mỹ để giữ vững tỷ lệ
tuyển dụng trong nước như một phần của Đạo luật An toàn Xã hội
năm 1935. Hai năm sau đó, Đạo luật Lương thưởng-Giờ làm (bắt
buộc các công ty Mỹ phải quy định mức lương và thời gian làm việc)
đã mang lại một hợp đồng lớn cho IBM. Việc này cũng đã dẫn đến
các cuộc nghiên cứu những loại máy tân tiến hơn, với các sản phẩm -
chẳng hạn như máy tính điện tử (năm 1947) - tạo nên mối liên hệ
lịch sử giữa công ty máy lập bảng kê IBM và công ty máy tính khổng
lổ IBM.
Thomas Watson qua đời vào năm 1956, lúc đó IBM đã trở thành
một công ty khổng lồ được khắp nơi biết đến không chỉ vì tầm
cỡ mà còn vì nền văn hóa ăn mặc bảnh bao của công ty (có cả một
bài hát riêng về công ty). Con trai của ông, Tom Watson Jr tiếp