"Sự thật có nghĩa là nhận thức được rằng sự quan tâm của khách
hàng đối với sản phẩm của bạn có thể mở rộng ra vượt quá những gì
chứa đựng trong bao bì, đến cả những việc như đã được chuyên chở
ra sao hay chi phí môi trường của chuyến vận chuyển đó như thế
nào. Có nghĩa là những thông tin này cần phải luôn có sẵn ở ngay
nơi mà sản phẩm được phục vụ. Điều này còn có nghĩa là phải tiếp
thu những yêu cầu về trách nhiệm xã hội của tổ chức và thể hiện
tinh thần này trong mọi khía cạnh nhạy cảm của thương hiệu".
Có lẽ cũng không có gì bất ngờ khi biết công ty nào được Wolf
Olins viện dẫn như một thương hiệu sự thật tột bực. Như lời nhận xét
của họ: "Một thương hiệu tiêu dùng toàn cầu luôn kiên định thực
hiện những quy luật này qua nhiều thập niên chính là IKEA".
Mặc dù là một công ty luôn tôn trọng sự thật, nhưng IKEA cũng có
những thực tế mà họ hết lòng muốn che giấu đi. Ví như chuyện
báo chí đã từng công bố một vài sự thật không hay ho chút nào về
người sáng lập đáng kính của họ, một người đã từng ủng hộ chế độ
Đức Quốc Xã và nghiện rượu.
Dù sao thì những tiết lộ này cũng ảnh hưởng không đáng kể đến
mãi lực của IKEA. Quả vậy, công ty này hiện nay đã trở nên lớn mạnh
hơn bao giờ hết, và đã có mặt trên hơn 30 quốc gia. Cũng như
những ngày xưa kia, người ta phải mất cả ngày để đến được cửa
hàng gần nhất, còn bây giờ thì nhiều người vẫn thích dạo quanh
các cửa hàng IKEA suốt cả ngày. Những vườn trẻ và nhà hàng bên
trong các cửa hàng này chắc chắn sẽ tạo cho mọi người cảm giác
thoải mái và có được nhiều thời gian hơn khi đi mua sắm.
Một trong những lý do khiến cho IKEA có thể mãi bám sát với
những nguyên tắc sáng lập là vì nó vẫn là một doanh nghiệp thuộc sở
hữu tư nhân luôn độc lập trong kế hoạch phát triển của mình.
Thương hiệu này vẫn luôn nỗ lực xoay xở nhằm tránh không bị mất