tương tác là một hành động bất hợp pháp. Nói tóm lại, người tiêu
dùng chỉ là những thực thể ở bên ngoài thông điệp quảng cáo.
Tuy nhiên, Internet đã làm thay đổi tất cả. Bỗng nhiên, người
tiêu dùng có được tiếng nói của mình. Mọi người đều có thể tải ý
kiến của mình về các thương hiệu lên mạng để những người khác
cùng đọc. Họ cũng có thể cùng với những khách hàng phiền lòng
khác hợp lại thành những nhóm thảo luận mà không cần phải quan
tâm về khoảng cách địa lý, những người ở Anh bây giờ có thể liên
kết với những người ở Bắc Mỹ, Úc hay tiểu lục địa Ấn Độ. Những
thông điệp của các thương hiệu, trước đây vẫn được hoàn toàn kiểm
soát, bỗng bị nhấn chìm dưới một núi thông tin của người tiêu dùng.
Những thương hiệu toàn cầu đã gặp phải những đối thủ cân tài
cân sức của mình, ẩn dưới lớp vỏ người tiêu dùng toàn cầu. Những
trang web đối lập, như Microsucks.com và McSpotlight.org, đã được
xây dựng để chống lại những biệt ngữ quảng cáo của các thương hiệu
hàng đầu. Với Internet, những người khổng lồ và các chàng tí hon
đều có cùng một sân chơi như nhau. Những thông điệp đối với các
thương hiệu trên mạng chỉ đơn giản là: thông tin và tương tác. Vì vậy,
nếu muốn được có mặt ở khắp nơi thì họ phải suy nghĩ khác đi.
Đây chính là điều mà Amazon đã làm. Năm 1996, khi Amazon
vẫn chỉ là một nhà sách tí hon trên mạng, Bezos nảy ra một ý tưởng vĩ
đại: marketing liên kết. Những trang web khác cũng sẽ bán sản
phẩm Amazon, quảng bá cho thương hiệu Amazon và nhận hoa hồng
trên từng thương vụ một. Sự khuyến khích dành cho những trang
web tham gia vào mạng lưới này cũng khá đơn giản: mức thu nhập
cao hơn trong khi lượng công việc hầu như không đổi.
Sự khuyến khích đối với Amazon cũng đơn giản không kém. Họ
đang bành trướng hệ thống mạng của mình ngày càng trở nên rộng
lớn hơn chỉ đơn giản bằng cách ngồi yên đó và chờ thiên hạ gõ