hành với trên 200 ngàn người, mà kết quả đã được các chuyên gia Đại học Kopenhagen công
bố năm 2007, đã làm rõ tất cả. Thực tế cho thấy, những tân dược có chứa các thành phần chống
oxy hóa, như vitamin E, A và beta-caroten, thay vì bảo vệ cơ thể trước bệnh ung thư và nhồi
máu cơ tim, còn làm gia tăng 5% nguy cơ tử vong sớm.
• Trạng thái Cân bằng dinh dưỡng
Liệu có nên quay về với thực đơn người nguyên thủy, tức chỉ ăn độc nhất động vật hoang dã?
Thực tế Ba Lan cho thấy: Chế độ dinh dưỡng quá nhiều thịt có màu đỏ có thể đi đến kết cục ung
thư bàng quang hoặc ung thư vú. Phụ nữ thường xuyên ăn thịt bò trong thời gian mang thai sẽ
sinh ra những đứa con trai ít có khả năng phát triển nòi giống. Cơ thể chúng tạo ra đội quân
tinh trùng 24% ít hơn so với đồng loại - những nghiên cứu được tiến hành tại trường Đại học
Rochester đối với 387 đàn ông sinh ra trong thời gian 1949 - 1983 cho kết quả như vậy.
Tại sao có chuyện đó? Tình trạng dư thừa mọi sản phẩm, kể cả các sản phẩm tự nhiên, đều
độc hại. Thí dụ điển hình là đậu nành. Nhờ đậu nành, người ta lý giải thực tế dân châu Á ít bị
bệnh tim và ung thư hơn so với dân châu Âu. Ngày nay đậu nành dường như đã được ngành
công nghiệp thực phẩm chế biến thành con ngựa thành Tơ-roa. Lượng tiêu thụ sản phẩm này
trên thế giới trong 40 năm qua đã tăng tới mười lần. Đậu nành đã hiện diện trong trên 60 sản
phẩm khác nhau: Trong cháo ăn liền, bột trẻ em dành cho trẻ sơ sinh, trong bánh mỳ và nhiều
sản phẩm ăn liền, trong kem, và các món tráng miệng chế biến có sữa, trong một số món súp
và trong thịt lợn.
Ngoài protein, trong thành phần đậu nành còn có fitoestrogen liều cao có thể dẫn đến tình
trạng rối loạn hoóc-môn, nhất là trẻ em. TS. Mike Fitzpatrick, chuyên gia độc tố học Niu- Zelan
thậm chí nghi ngờ rằng việc tiêu thụ quá nhiều sản phẩm đậu nành có thể là thủ phạm gây ra
tình trạng giảm thiểu khả năng sinh sản của đàn ông thế giới ghi nhận được trong 50 năm qua.
Những con vẹt thí nghiệm được nhà khoa học này áp dụng chế độ dinh dưỡng giàu đậu nành
vào tuổi dậy thì sớm hơn bình thường và thời gian chấm dứt khả năng sinh sản rút ngắn trông
thấy. Cho dù loài vẹt có thể hấp thụ đậu nành khác con người, song hoàn toàn có cơ sở, khi
khẳng định rằng, lạm dụng đậu nành thay vì tiếp thêm sức lực cho chúng ta, nó sẽ dẫn đến tình
trạng làm mất trạng thái Cân bằng giữa các axit béo cần thiết cho cơ thể: Omega-6 và omega-3.
Sức khỏe chúng ta ở mức độ đáng kể phụ thuộc vào chính trạng thái Cân bằng này, chứ không
phải định lượng rau xanh và hoa quả ăn hàng ngày.
Trong thực đơn của những công dân Nhật Bản có tuổi thọ cao nhất, nhiều các axit béo
omega-3 đóng vai trò quan trọng hơn cả. Chính chúng phát huy tác dụng bảo vệ cơ thể trước
mọi bệnh tật lớn nhất - GS. Marek Naruszevich, chủ tịch Hiệp hội Nghiên cứu xơ vữa động
mạch Ba Lan, khẳng định. Người Nhật ăn không chỉ đậu nành và rau xanh, mà trước hết là rất
nhiều cá và các hải sản.
Cá biển là một trong những nguồn cung cấp axit béo omega-3
dồi dào nhất
Vẫn thịnh hành sự hiểu nhầm về vai trò của dầu cá. Dựa vào thực tế giàu vitamin D, trước đây
nó được dùng cho trẻ em để chống bệnh còi xương. Trong khi dầu cá chủ yếu chứa axít béo
omega-3, chứ không phải vitamin. Nó cần phải được sử dụng với mọi lứa tuổi, nhất là phụ nữ
đang chờ sinh con. Những nghiên cứu tại Anh chứng tỏ rằng, trẻ ba tuổi của những bà mẹ ăn ít
cá trong thời gian mang thai thường gặp khó khăn trong việc quan hệ với đồng lứa. Đến tuổi đi
học, chúng thường học kém và khả năng hoạt động thể chất hạn chế.
Tiếc rằng, thực tế thậm chí cả nhiều bác sĩ cũng không biết gì về những ưu việt của axit béo