tốt công việc, từ việc đến nơi làm việc mỗi buổi sáng, kiểm tra và trả lời e-
mail, tất cả những công việc lặt vặt khác... đến đánh giá và báo cáo tiến độ
công việc cho cấp trên. Đừng bỏ sót một chi tiết nhỏ nào vì điều đó có thể
dẫn đến hậu quả là tuyển dụng sai người.
Chúng tôi đã từng tuyển một giám đốc kinh doanh có thành tích cực kỳ
ấn tượng từ một công ty khác. Cô thực sự là một nhân tài mà các công ty
đều săn đón. Mời được cô về làm việc là điều mà chúng tôi vui mừng khôn
xiết. Tuy nhiên, chỉ trong vòng hai tuần, tác phong và thái độ làm việc của
cô đã suy giảm hẳn. Càng ngày cô càng trở nên nóng nảy, căng thẳng và cuối
cùng xin nghỉ việc. Nguyên nhân vì đâu?
Sau khi tìm hiểu, chúng tôi thấy rằng công ty trước của cô đã phát động
một chiến dịch quảng cáo thật quy mô và tạo ra được một vị thế bền vững vì
luôn dẫn đầu về doanh số, công việc của cô chỉ là tiếp tục phát huy thêm thế
mạnh đó. Tuy nhiên, khi làm việc tại công ty chúng tôi, cô phải bắt đầu lại
từ đầu, phải đảm nhận mọi trách nhiệm để tạo ra doanh số cao nhất, một
điều cô không thể thực hiện do cô không dám mạo hiểm, sợ rủi ro, thất bại.
Chúng tôi đã không nêu rõ yêu cầu này khi tuyển dụng, vì chúng tôi cho
rằng cô ấy phải biết tính táo bạo, quả quyết là một yếu tố không thể thiếu
của công việc này. ật là một sai lầm quá lớn! Câu nói của Alexander
MacKenzie quả không sai: "Những suy đoán sai lầm là nguyên nhân của hầu
hết mọi thất bại".
Khi đã có trong tay bản mô tả chi tiết về ứng viên lý tưởng và một bản
mô tả rõ ràng nội dung công việc mà ứng viên phải thực hiện, bạn hãy chọn
ra những yếu tố cần được ưu tiên xem xét. Hãy đánh giá những yếu tố quan
trọng đối với công việc bằng cách cho điểm theo thang điểm từ 1 (ít quan
trọng) đến 10 (rất quan trọng).
Tốt nhất, hãy chia các yêu cầu thành 2 nhóm: "phải có" và "nên có". Một
số phẩm chất cá nhân và yêu cầu công việc là cực kỳ quan trọng, quyết định
đến hiệu quả của công việc. Một số khác cũng nên có nhưng không quá cần