thiết. Ví dụ tôi luôn mong muốn ứng viên lý tưởng sống tương đối gần trụ
sở công ty, nhưng đó chỉ là một chi tiết cộng thêm, không quá quan trọng.
Đó là điều "nên có" chứ không phải là "phải có". Có những nhân viên rất
giỏi lại sống xa công ty đến hàng giờ đi xe.
Ngoài ra, những kỹ năng và kinh nghiệm để đạt được những mục tiêu
quan trọng nhất của công việc phải được xếp vào loại ưu tiên hàng đầu. Nếu
thiếu những điều này, ứng viên sẽ bị loại ngay cho dù những kỹ năng khác
của anh ta có giỏi đến mức nào đi nữa.
Khi xác định càng rõ những ưu tiên về tính cách của ứng viên và yêu cầu
của công việc, bạn sẽ càng phỏng vấn đạt hiệu quả, dẫn đến quyết định
tuyển dụng chính xác.
Bạn cũng nên nghĩ đến những nhân viên sẽ làm việc chung với nhân
viên mới. Điều này rất quan trọng, vì nếu bạn không cân nhắc để chọn
người phù hợp với nhân viên cũ thì điều đương nhiên là nhân viên mới sẽ
khó hòa đồng cùng đồng nghiệp và khó thích nghi với môi trường làm việc
mới. Vì vậy, nếu bỏ qua yếu tố này, có thể bạn sẽ phạm sai lầm trong quá
trình tuyển dụng.
Hãy luôn xác định rõ phẩm chất cá nhân, thái độ mà bạn mong muốn ở
người mà bạn tuyển dụng. Năng động, lạc quan, cởi mở là những tính cách
quan trọng nhất. Lời khuyên chân thành tôi dành cho bạn là không nên
tuyển những người bi quan, tiêu cực, cho dù về mặt kỹ năng, kiến thức
chuyên môn họ có giỏi đến đâu bởi hầu hết họ chính là "ngòi nổ" gây ra mọi
rắc rối ở công sở.
Cuối cùng, hãy xem lại tất cả mọi thông tin để viết ra một bản mô tả thật
chi tiết và chuẩn xác về ứng viên lý tưởng. Hãy viết thật rõ và chính xác,
tưởng tượng rằng bạn sẽ đăng bản mô tả này lên trang tuyển dụng của một
tờ báo lớn mà mỗi chữ đều tốn hàng triệu đồng! Hãy liệt kê những yêu cầu