và suy nghĩ của họ về những thành quả đó. Họ đã rút ra được điều gì từ việc
đó? Cụ thể hơn, họ đã học được điều gì mà họ có thể áp dụng vào công việc
trong hiện tại và tương lai?
Tiếp đến, hãy đặt câu hỏi: "Những kiến thức, kỹ năng hay kinh nghiệm
nào có thể giúp anh/chị đảm nhận thành công trong công việc này?". Tưởng
tượng bạn giống như một nhân viên điều tra, đang tìm kiếm mọi dấu hiệu
để chứng minh rằng năng lực của ứng viên có thể đáp ứng được yêu cầu của
bạn. Lắng nghe thật kỹ câu trả lời và đi sâu vào chi tiết bằng những câu hỏi
như "Điều đó nghĩa là gì?" hay "Bạn hãy nêu một ví dụ".
Nhiều người hay phóng đại những thành công của mình. Họ tự nhận lấy
những thành quả mà họ chỉ góp một phần nhỏ công sức trong đó. Vì vậy,
bạn hãy yêu cầu ứng viên mô tả chi tiết trình tự công việc và những hoạt
động của họ trong việc đạt được những kết quả mà họ đã nêu trong hồ sơ
xin việc.
Trừ khi bạn làm việc cho một công ty lớn sẵn sàng đầu tư nhiều thời
gian và kinh phí để đào tạo và huấn luyện nhân viên mới, bạn không nên
tuyển một người mới ra trường hay chưa có kinh nghiệm vào một vị trí
quan trọng trong công ty. Đó là một quyết định khá mạo hiểm. Tốt nhất bạn
nên tìm những người đã có kinh nghiệm, hoặc càng nhiều kinh nghiệm
càng tốt.
BÀI TẬP ÁP DỤNG THỰC TẾ
Xác định ứng viên lý tưởng bằng cách căn cứ vào những kinh nghiệm cụ
thể họ đã trải qua và khả năng áp dụng chúng vào công việc sắp tới để có thể
nhanh chóng đạt được những kết quả bạn mong muốn.
Lập một danh sách những câu hỏi nhằm xác định xem ứng viên có biết
cách thực hiện yêu cầu của bạn không. Trong buổi phỏng vấn, hãy ghi chú lại