Việc để các đồng nghiệp tương lai tham gia vào quá trình phỏng vấn có
tác dụng rất lớn. Vì nếu họ thích và đồng ý tuyển ứng viên, thì chắc chắn
giữa họ và ứng viên sẽ có bước khởi đầu tốt hơn trong công việc. Hơn nữa,
khi một nhân viên cảm thấy mình có đóng góp vào quá trình tuyển dụng,
họ sẽ cảm thấy mình được tôn trọng, có quyền lực và qua đó sẽ gắn bó tận
tâm hơn với công ty cũng như với nhân viên mới. Có thể nói, việc này
không chỉ giúp bạn có được một quyết định tuyển dụng chính xác hơn mà
còn góp phần khích lệ tinh thần làm việc cũng như lòng trung thành của
nhân viên.
Khi tôi áp dụng quy trình tuyển dụng phải qua nhiều lần phỏng vấn như
vậy, tỷ lệ nhân viên nghỉ việc và được thay thế giảm xuống gần như bằng 0,
mặc dù chúng tôi làm việc trên một thị trường nhân lực rất năng động với tỉ
lệ thất nghiệp chưa đến 3%.
Ứng dụng cuối cùng của "nguyên tắc số 3" là bạn nên tìm và tiếp xúc
thêm với ít nhất 3 người đã từng làm việc chung với ứng viên đó. Bạn không
nên chỉ tiếp xúc những người trong danh sách tham khảo mà ứng viên giới
thiệu, đó là những người có mối quan hệ tốt với ứng viên, mà nên tiếp xúc
thêm với những người đã từng trực tiếp làm việc với ứng viên. am khảo ý
kiến của họ xem liệu ứng viên có phù hợp với vị trí công việc đang tuyển
hay không.
Chỉ đơn giản là thực hiện quá trình tuyển dụng chậm lại, bạn sẽ có được
những lựa chọn sáng suốt hơn và tránh được nhiều sai lầm hơn. Khi áp
dụng "nguyên tắc số 3" theo năm cách đã trình bày ở trên, bạn sẽ cải thiện
đáng kể khả năng tuyển dụng và giữ chân người tài.
BÀI TẬP ÁP DỤNG THỰC TẾ
Tạo một danh sách những "nguyên tắc số 3" mà bạn sẽ áp dụng với từng
ứng viên. Giải thích với những người sẽ tham gia quá trình tuyển dụng và yêu