iếu sự đánh giá công việc là nguyên nhân lớn thứ hai gây ra sự chán
nản và làm "triệt tiêu" mọi động lực phấn đấu của nhân viên. Hầu hết mọi
nhân viên đều muốn biết họ đang thực hiện công việc như thế nào. Nếu họ
đang phạm sai lầm thì họ cần người khác chỉ ra điều đó. Nếu họ đang thực
hiện tốt công việc thì họ cũng muốn được ghi nhận và khẳng định điều đó.
Là một nhà quản lý, bạn phải thường xuyên đưa ra những lời nhận xét, đánh
giá công việc. Nhân viên của bạn không thể nỗ lực và tận tâm nếu họ không
nhận được một nhận xét nào của cấp trên về công việc họ đang thực hiện.
Phần lớn những vấn đề phát sinh trong nội bộ công ty là do thiếu thông
tin hoặc do truyền đạt thông tin không rõ ràng. Trong vai trò là một nhà
quản lý, bạn phải luôn nhận lỗi khi nhân viên của mình không đạt được
hiệu quả công việc mong muốn. Khi làm được điều này, bạn sẽ nhanh chóng
giải quyết được những vấn đề về hiệu suất công việc.
BÀI TẬP ÁP DỤNG THỰC TẾ
Bạn hãy luôn xem mình là một chuyên gia giải quyết vấn đề, cho dù chức
danh chính thức của bạn là gì. Xem công việc của bạn như một chuỗi những
khó khăn không bao giờ dứt. Hãy học cách đón nhận và đương đầu với nó. Đó
chính là cách bạn tự khẳng định mình vì nếu không có vấn đề khó khăn gì cho
bạn giải quyết thì công việc của bạn đã có thể tự động hóa hay giao cho một
nhân viên cấp dưới thực hiện, và vị trí của bạn trở nên không còn cần thiết
nữa.
Khi gặp khó khăn, bạn hãy luôn tập trung chú ý đến giải pháp thay vì đào
sâu vào vấn đề. Hãy tự hỏi: "Giải pháp là gì? Mình phải làm gì? Bước tiếp theo
là gì?". Luôn nhìn về những triển vọng tương lai thay vì bận tâm đến những
lỗi lầm trong quá khứ. Hãy nghĩ đến những việc có thể thực hiện để giải quyết
vấn đề thay vì nghĩ xem ai sẽ phải chịu trách nhiệm. Đó là cách đơn giản để
bạn giải quyết vấn đề và đạt đến thành công trong sự nghiệp.