3. Lập bản mô tả công việc - Suy nghĩ và ghi ra giấy! Dành thời gian để
lập bản mô tả một nhân viên lý tưởng mà bạn muốn tuyển vào một vị trí cụ
thể. Liệt kê theo thứ tự ưu tiên những kỹ năng và phẩm chất mà bạn yêu
cầu. ường xuyên xem lại và cập nhật bản mô tả này.
4. Tìm kiếm nhân tài từ khắp mọi nguồn - Hãy tìm kiếm ứng viên lý
tưởng từ mọi nguồn thông tin: từ nhân viên, bạn bè, những mối quan hệ cá
nhân, thông qua các trung tâm môi giới, giới thiệu việc làm hay quảng cáo
trên báo, trên mạng Internet... Liên hệ với các trung tâm giáo dục và các
trường đại học. Luôn để mắt tìm kiếm người bạn cần.
5. Phỏng vấn hiệu quả - Chuẩn bị thật chu đáo cho từng buổi phỏng vấn
bằng cách liệt kê sẵn những câu hỏi quan trọng. Xem xét kỹ những thông
tin về thành quả trong công việc trước đây, những tham vọng trong hiện tại
và mục tiêu cụ thể trong tương lai của ứng viên.
6. Tìm người triển vọng nhất - Phỏng vấn, đặt câu hỏi và tỉnh táo nhận
ra những ứng viên thực sự muốn làm việc cho công ty. Riêng một yếu tố này
vẫn chưa đảm bảo chắc chắn bạn chọn đúng người, nhưng đó là dấu hiệu
tốt nhất cho thấy ứng viên sẽ làm tốt công việc của mình.
7. Tìm hiểu những thành quả trong quá khứ của ứng viên - Những kinh
nghiệm thành công trong quá khứ là trọng tâm của quá trình phỏng vấn.
Bạn đang cần tuyển một người có thể mang đến những đóng góp cụ thể cho
công ty, và điều duy nhất đảm bảo hiệu quả làm việc của ứng viên trong
tương lai chính là những thành quả xác thực trong quá khứ.
8. Kiểm tra thật kỹ hồ sơ xin việc - Hãy luôn xác minh lại tất cả những
chi tiết ứng viên cung cấp cho bạn về quá trình làm việc trước đó của họ.
Không phải tất cả các hồ sơ xin việc đều hoàn toàn trung thực. Hãy dành
thời gian kiểm tra và thẩm định thông tin thật kỹ để đảm bảo ứng viên có
thể thực hiện tốt công việc sau này.