Wolkenstein chấm dứt lời kêu gọi hùng hổ với ba lần hoan hô như sấm
động. Giàn nhạc trỗi bản “Tôi có một người bạn” và những tiếng hát hòa
theo. Chúng tôi cũng hát. Lời ca chẳng có gì là ái quốc hoặc cực đoan. Đây
chỉ là lời thương tiếc một người bạn chết ở chiến trường.
Hai nhà tu đều ban phước lành cho đài tưởng niệm, mỗi người nhân danh
đấng Thượng đế của mình, khi còn ở mặt trận, mỗi lần các Tuyên úy làm lễ,
tôi không khỏi liên tưởng tới những Tuyên úy người Anh, người Pháp,
người Mỹ, người Ý, người Nhật, người Nga cũng đang cầu nguyện cho đất
nưởc họ chiến thắng như những vị giáo sĩ của nước tôi đang cầu nguyện
cho dân tộc Đức. Rồi tôi lại nghĩ tới Thượng Đế chắc sẽ bối rối vô cùng,
nhứt là khi hai nước thù nghịch lại cùng theo một tôn giáo và cùng cầu
nguyện một lượt. Làm thế nào để quyết định được. Nên ban ơn cho một
nước đông dân hay một nước có nhiều thánh đường hơn? Và đâu là công lý
nếu Thượng đế lại cho một dân tộc sùng đạo bị bại vong? Đôi khi tôi không
khỏi bơ ngỡ khi hình dung Thượng Đế như một vị hoàng đế luôn luôn thăm
viếng các nước liên bang và phải thay đổi mãi y phục cho phù hợp với mỗi
giáo phái cũng như đức hoàng đế của chúng tôi mỗi khi đến viếng các binh
chủng riêng rẻ như kỵ binh, pháo binh và thủy binh...
Sau khi đặt các vòng hoa, Wolkenstein cất giọng oang oang hát bản quốc
ca: Deutschland, Deutschland uber alles. Dường như mục này không có
trong chương linh nên giàn nhạc lặng câm, chỉ có vài người lạc lõng hát
theo. Wolkenstein tím mặt, trừng mắt. Tiếng kèn trom-pết ngập ngừng trỗi
lên rồi lần lượt tới các nhạc khí bắt theo làm chìm lấp tiếng hát cua
Wolkenstein. Lúc bắt giọng, hắn đã hát quá cao nên đa số không theo nổi,
rất may là các bà đã cứu vãn được tình thế. Tôi chợt nhớ tới Renée de la
Tourterelle. Chỉ một mình cô ta thôi là xôm trò.
Buổi chiều dành cho những cuộc vui. Chúng tôi vẫn còn chờ để nhận
tiền. Bài diễn văn quá dài của Wolkenstein đã làm chúng tôi hụt mất hối
suất Mỹ kim thay đổi vào giữa trưa. Vậy là lỗ mất một phần đáng kể. Trời