cũng được khắc vào đài tưởng niệm, ông Chủ tịch xã đã hùng hồn biện luận
rằng, một người chết phải được kể là một người chết và một quân nhân bao
giờ cũng ngang bằng một quân nhân. Nhờ vậy mà tên hai anh em nhà Lévy
được khắc vào mặt sau của tháp, nơi mà lũ chó thường hay đái bậy vào.
Wolkenstein thừa dịp này mặc một bộ quân phục hoàng gia mới toanh.
Đúng ra thì bị cấm nhưng ai có quyền lên tiếng ở đây? Sự thay dạng đổi
hình kỳ lạ tiếp diễn kể từ sau ngưng chiến. Cuộc chiến mà rất nhiều binh sĩ
chán ngấy vào năm 1918 từ từ trở thành một công cuộc làm ăn lớn cho
những người còn sòng sót. Những vụ giết người tập thể trong kỷ niệm bây
giờ được coi như một chuyến thám hiểm mà người đi đã trở về thật an toàn.
Cơn tuyệt vọng bị quên mau, nỗi thống khổ biển dạng và cái chết hụt mất
mục tiêu bỗng trở thành một cái gì trừu tượng.
Hội Cựu chiến binh xã đứng thành quân hàng trước đài tưởng niệm, dưới
sự điều khiển của Wolkenstein trước đây là những khuôn mặt chủ hòa. Bây
giở họ tự gắn nhãn hiệu quốc gia cực đoan. Wolkenstein đã khôn khéo
khích động lòng căm thù và tình chiến hữu khiến một số người tự nhiên
thấy hăng lên. Kẻ nào không có tinh thần quốc gia cực đoan đó là nhục mạ
sự hy sinh của những anh hùng. Những người như Wolkenstein đã thua
trận, bây giờ họ gắn liền vào những người đã chết. Hãy tiến lên vì Tổ Quốc!
Từ trên bục gỗ, hắn thóa mạ những kẻ không cùng một lập trường, hắn
gợi lên những vụ đâm sau lưng, hắn mô tả một quân đội Đức bất bại và kết
luận với câu “Vinh dự cho những người hùng đã gục ngã, phải báo thù,
hoan hô quân đội Đức tương lai!”
Henri Kroll nhắm nghiền mắt, đầu nghẻo một bên, say sưa uống từng lời
từng tiếng. Kurt Bach, với tâm hồn điêu khắc chiêm ngưỡng cái thập đá
được bao trùm bằng một lớp hàng thưa. Georges vẫn giữ dáng điệu bất cần
coi cuộc đời không quá một cặp xì-gà, và tôi, trong bộ đồ lớn vừa mượn
được sáng nay, không mong mỏi gì hơn là được trở về khách sạn Con Nai
ngồi bên cạnh Gerdi.