phải chỉ thấy nó trong tập tranh ảnh, dầu là chính tay chú mày đã vẽ lấy
bằng mực Tàu trên giấy vàng, có cả cảnh trí tang chế, nói cho chú mày biết.
Ông ta lại trật đường rầy. Cũng không sao. Đúng vậy, để tăng cường hiệu
lực, tôi đã thêm vào một chút ngoại cảnh trong các hình vẽ thí dụ như: liễu
rũ, những bó hoa tương tư, vài cây trắc bá và các góa phụ tưới nước mắt lên
hoa. Các nhà buôn cạnh tranh với chúng tôi đã phải điên đầu. Ngay chính
Henri lúc đó cũng nhìn nhận là sáng kiến lớn, nhứt là dùng giấy vàng. Thời
kỳ đó, tôi vô cùng sung sướng: tất cả những tên nào tôi nhớ ra tôi đều cho
chúng chết và ghi tên lên tháp trong tập hình mẫu. Từng là hạ sĩ quan tuyên
huấn, tôi cũng chẳng đến nỗi nào: “Đây là nơi an nghỉ cuối cùng của Trung
sĩ Karl Flumer, sau khi đã gánh chịu những cơn đau dai dẳng...” Flumer
chính là anh chàng đã hai lần trong chiến tranh, đã tàn nhẫn bắt tôi đi thám
sát với hy vong là tôi sẽ không bao giờ trở lại. Thế nhưng, tôi vẫn thoát
hiểm. Bây giờ, nhớ tới hắn, tôi cho hắn chết... trên mặt giấy dưới bàn tay
của tôi.
Tôi trả lời Henri với giọng châm chọc :
- Thưa ông Kroll tưởng cũng cần thiết để lượt qua tình hình cho ông dễ
nhận ra. Những nguyên tắc chúng ta đã đề ra đều đáng ca ngợi, nhưng đối
với hiện tình chúng sẽ đưa chúng ta tới chỗ sạt nghiệp. Kiếm ra tiền thì một
thằng ngu nào cũng có thể làm, nhưng giữ được giá trị đồng tiền lại là
chuyện khác. Vấn đề chính yếu không phải là bán ra mà là mua vào, và làm
thế nào để được trả tiền càng sớm càng tốt. Chúng ta đang sống trong thời
đại của những thực tế cụ thể. Tiền chỉ là một ảo giác. Mọi người đều biết,
trừ mấy lên cứng đầu ngoan cố, nếu cứ theo đà hiện nay thì lạm phát sẽ đi
tới chỗ tận cùng tuyệt đối. Số tiền bảy trăm năm chục ngàn mà ông bán
được, nếu tới hai tháng sau người ta mới trả thì chỉ còn bằng năm chục ngàn
bây giờ. Chấm hết!
Henri tím mặt :