chuyên nghiệp, đồng thời hãy kiên trì. Nếu thực sự không muốn nghe thì họ
sẽ bảo bạn. Cho đến lúc đó, hãy cứ duy trì liên lạc.
Lời cuối cùng về nỗi sợ hãi
Thời điểm quyết định trong một cuộc trò chuyện bán hàng là khi bạn đề
nghị bán hàng. Ngay khi hỏi câu hỏi là bạn đã đối đầu với rủi ro bị từ chối.
Suy nghĩ đó đáng sợ đến nỗi bạn không dám đề nghị, thậm chí là không ý
thức được. Bạn bước ra khỏi buổi gặp mặt hoặc gác máy và nhận ra rằng
bạn vẫn chưa biết liệu khách hàng tiềm năng có mua hay không.
Cánh cửa dẫn đến tự do
“Nỗi sợ hãi chính là kẻ gác cổng của vùng an toàn,” đó là lời tư vấn của
Rhonda Britten, tác giả cuốn Fearless Living (tạm dịch: sống không sợ hãi).
“Vùng an toàn là bất cứ thứ gì quen thuộc đối với bạn. Khi còn là một đứa
trẻ, vùng an toàn của bạn là trong lòng mẹ. Bạn đánh liều vượt ra ngoài chỉ
vì tò mò nhưng rồi lại nháo nhác quay về khi cảm thấy bị đe dọa. Giờ thì
vùng an toàn là những người bạn đã biết, các lệ thường mà bạn đã quen,
những nơi bạn cảm thấy thoải mái. Chúng có tốt, xấu, hạnh phúc hay đáng
buồn cũng không quan trọng. Tục ngữ có câu ‘Ma quen hơn quỷ lạ’.”
“Nhưng an toàn thì có gì đáng hài lòng? Nỗi sợ hãi khiến chúng ta tê liệt
khi có nguy cơ không được chấp nhận, đồng ý hoặc thấu hiểu. Vì vậy, chúng
ta phủ nhận bản chất thiết yếu của mình. Nỗi sợ hãi không biết rằng bạn là
một người trưởng thành mong muốn được phiêu lưu, được yêu thương và
thành đạt. Nó không biết rằng bạn có lo được từ đây hay không. Chính vì
vậy, đôi khi khủng hoảng lại là cần thiết để đảo lộn thế giới của bạn và đem
đến sự dũng cảm bạn cần để cho nỗi sợ hãi thấy ai mới là kẻ chiến thắng.”
“Hiện tại chắc chắn đang có một mức độ khủng hoảng nào đó xuất hiện
trong đời bạn. Có thể bạn đã chán ngấy khi liên tục làm bản thân thất vọng
hoặc lắng nghe những cái cớ của chính mình. Hoặc có lẽ bạn không chịu nổi
việc mình không bao giờ đủ dũng cảm để đấu tranh cho chính mình. Hoặc
bạn đã quá mệt mỏi vì không nhận được những gì mình xứng đáng được
nhận chỉ vì bạn không dám đánh giá đúng sự đóng góp của mình. Thậm chí