mạnh của sự im lặng, cũng như sự kiên nhẫn phi thường và khả năng chịu
đựng sự cô độc của nó.
Dường như nó biết rằng trước khi rời chỗ đậu, nó phải vượt qua được
sự tĩnh lặng này. Khi tôi quan sát chú chim, nỗi sợ trong tôi cũng dần biến
mất, thay vào đó là sự nhận thức rõ ràng về hoàn cảnh xung quanh, về
chính bản thân, điều đó có ích hơn nhiều so với việc tôi dại dột tự nhấn
chìm mình trong sóng biển mênh mang.
Tôi chợt nhận ra rằng, khi rơi vào những hoàn cảnh như thế này, tôi
không cần phải làm gì cả, bởi tất cả đều do các thế lực tự nhiên chi phối và
mọi nỗ lực của tôi trong lúc này là hoàn toàn vô ích. Tôi cần phải bình tĩnh
như chú diệc kia và chờ đợi ngọn gió trở lại, vì tôi biết chắc là nó sẽ không
bỏ rơi tôi, mặc dù tôi chẳng biết chừng nào nó quay lại và sẽ nổi lên từ
hướng nào để xác định trên la bàn.
Tôi nhìn xuống mặt nước, tìm kiếm chút hy vọng mong manh nhưng
vẫn chỉ thấy sự lặng yên. Mặc dù không thể đoán được hướng gió, nhưng
tôi vẫn cố gắng nghiên cứu xem nó đã thay đổi như thế nào. Trước đây, tôi
đã chứng kiến sự thay đổi của kim la bàn về hướng Tây Nam hay về hướng
Tây khi cơn gió tăng tốc, hoặc nhích nhẹ về hướng Nam khi cơn gió tan đi.
Nhưng cơn gió vừa rồi hình như là một ngoại lệ, nó đã biến mất như bị
một lỗ hổng nào đó trên bầu trời hút vào. Thế là tôi đã trải qua một đêm
khá thú vị giữa biển cả bao la. Một thằng nhóc trên chiếc xuồng du lịch có
gắn máy phóng qua. Nhìn thấy thuyền tôi đang đứng im trên mặt biển, nó
tắt máy và hỏi: “Muốn kéo về không?”. Thuyền của tôi chẳng có động cơ,
hẳn nhiên thế, nhưng cái ý nghĩ rằng mình sẽ bị kéo theo đằng sau cái máy
gây ô nhiễm môi trường ấy làm tôi cảm thấy bị xúc phạm. Tuy vậy, nếu
như cậu ta đưa ra lời đề nghị sớm hơn nửa tiếng thôi, thì có lẽ tôi đã chấp
thuận. Nhưng giờ tôi thấy không cần thiết. Tôi đã có thể tự dong buồm ra
khỏi mũi đất vào sớm mai trong làn gió nhẹ, cơn gió đã cùng tôi rong ruổi
trong suốt buổi chiều. Trên đường về nhà, cơn gió tự dưng biến mất, và giờ