những vỏ hộp hay xác những con chim biển, và cả những thứ nguy hại khác
như những bãi nước nông hay vùng đất thấp đang ẩn nấp đâu đó thình lình
xuất hiện và có nguy cơ làm đắm tàu.
Thay vào đó, ông bảo: “Yên tâm đi, cậu không cần phải lo lắng gì
nhiều. Ở đây Archie là một bậc “phù thủy” sửa chữa tàu thuyền đấy! Chú
ấy sẽ sửa lại tấm ván và đóng khít một lát cắt vào lỗ thủng. Sau đó, một,
hai, ba, hô biến! Sẽ không ai có thể nhận ra con thuyền đã từng bị thủng
đâu”. Archie là một chú thợ mộc ở xưởng đóng tàu, thế nhưng thuyền
trưởng cứ luôn miệng gọi chú là “phù thủy”. Và chú đã chứng minh rằng sự
ngưỡng mộ của thuyền trưởng là hoàn toàn hợp lý.
Một tuần sau đó, con thuyền của tôi đã có thể vẫy vùng thỏa thích trên
mặt nước với một tấm ván mới ở mũi thuyền và màu sơn xanh mới. Tôi đã
tự tay sơn màu xanh lên thân thuyền. Mặc dù con thuyền luôn trong tư thế
sẵn sàng để ra khơi, nhưng người thủy thủ - là tôi - vẫn chưa có ý định đó.
Tôi đứng trên bờ biển, ngắm “Nữ hoàng” màu xanh và nhớ lại những
chuyện khủng khiếp vừa xảy đến với mình. Trong thoáng chốc, tôi không
biết mình có còn hứng thú với việc ra khơi không nữa. Vì thật ra để có thể
giong thuyền ra khơi, cần phải xác định cho được đích đến một cách rõ
ràng, nếu không thì ít nhất cũng là mục tiêu của chuyến đi. Nhưng đằng
này, vào thời điểm đó, tôi mơ hồ nhận thấy có một hàng rào ngăn cách giữa
bản thân tôi và đích đến của mình - một dải cát phía bên kia vịnh.
Việc đầu tiên tôi cần phải làm bây giờ là đưa thuyền ra khỏi lòng trũng
của xưởng đóng tàu mà không để đâm vào bờ vịnh, và sau đó tôi sẽ phải
vượt qua hơn chục cây số trong sóng nước mênh mông, chống chọi với
những cơn gió giật hay sóng vỗ bì bõm.
Cuối cùng, tôi cũng có đủ can đảm để hạ thủy con thuyền. Tôi căng
buồm lên, đón gió và bắt đầu một hành trình zíc-zắc dọc theo con lạch nước
mặn, tận dụng cơn gió hay thay đổi một cách tốt nhất trong khả năng có