BIỂN CỎ MIỀN TÂY HÌNH BÓNG CŨ - Trang 227

lưng buộc bụng, gánh gạo đường xa để nuôi mấy ‘ông đồ’ cho dài lưng tốn
vải. Thôi! Đèn nhà ai nấy sáng. Thầy làm thơ đăng báo, còn có ngày bay
nhảy xa xuôi tới Sài Gòn, Chợ Lớn. Phần tôi thì nói thơ Vân Tiên chờ ngày
về xứ như họ. Chán ngán quá!”

- Xin lỗi, quê quán của bác ở đâu?

Ngần ngại lắm tôi mới dám hở môi hỏi ông Tư Hiếm một câu mất lịch

sự như vậy. Quân đội viễn chinh Pháp còn đồn trú khá nhiều tại chợ Rạch
Giá. Nhiều người từ thôn quê tản cư ra chợ, họ giấu giếm tên tuổi, họ hàng
và quê quán vì lý do này hoặc lý do khác.

Ông Tư Hiếm mỉm cười:

- Tôi xin giấy “lách xê” rồi. Tôi ở làng Mỹ Lâm.

- Gần núi Ba Thê?

- Sao thầy biết?

- Tôi thấy trên bản đồ. Hồi xưa đi dạo Hà Tiên, tôi có qua ngang đó.

Xứ coi bộ buồn quá. Bùn lầy nê địa...

- Nhưng là xứ lâu đời! Nhà tôi ở xóm Mốp Giăng. Cây mốp mọc

giăng ngang xanh um, tứ thời mát mẻ, đào xuống đất là gặp mạch nước
ngọt. Hàng cây mốp thiên niên đó chính là bờ biển ngày xưa. Bây giờ cày
ruộng lâu lâu người ta gặp tượng Phật bằng đá, hột chuỗi hổ phách, chén
đá, lưỡi tầm sét hoặc chiếc ghe biển có chèo, cột buồm, đặc biệt là dây đỏi
ghe, sợi lớn hơn cườm tay, mục như bùn nhưng còn thấy từng thớ gai xe
lại... Người ta nói hồi ngàn năm trước, xóm tôi vui như chợ Rạch Giá bây
giờ: cũng ở sát mé biển, tàu bè tứ xứ ra vào mua bán tấp nập. Rồi gặp thiên
tai đại họa gì đó, bãi biển bồi lan ra xa, năm này qua năm khác hơn chục
cây số.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.