BIỂN CỎ MIỀN TÂY HÌNH BÓNG CŨ - Trang 249

tan vỡ trên bãi bùn, bọt sóng vung ra, rơi lấm tấm trên ngọn mấy cây

bần đã bị ngập mất gốc mất cành.

Nhà của lão Tư Hiếm day mặt theo hướng gió xuôi, cửa cái vẫn

mở; lão bắc ghế ngồi sát hàng ba, làn khói thuốc tuôn thoăn thoắt

vươn mạnh lên bầu trời quá thấp.

Nhà của tôi bên này đâm ngang lưng gió, mưa hắt thỉnh thoảng

đưa từng luồng ướt át. Tôi vói tay khép cửa lại. Chắc chắn lão thừa

hiểu rằng tôi đã về nhà. Đúng ra, tôi phải đích thân đến gặp lão từ hồi

trưa, liền sau khi rời khỏi nhà ông Henri Nhan. Nhưng gặp để nói

chuyện gì? Kế hoạch trở về Mỹ Lâm của ông Henri Nhan chưa có gì rõ

rệt, quan tư Ca Rê sẽ áp dụng chiến thuật nào? Vào ngày giờ nào? Tất

cả thuộc về phạm vi bí mật quân sự. Biết chừng đâu quan tư Ca Rê

hứa ẩu để làm vừa lòng một “nhân vật bổn xứ”; lực lượng Lê dương

cần được sử dụng ở những trường hợp thiết yếu; “đại sự” hơn. Vả lại,

lão Tư Hiếm chẳng còn tài sản nào ở Mỹ Lâm cả. Một mình lão tài nào

chống nổi, nếu muốn chống lại.

Trận mưa dai dẳng bên ngoài đem tới cho tôi một duyên cớ để trì

huỡn việc gặp mặt lão Tư Hiếm. Lật qua lật lại mấy trang giấy hồi

sáng, tôi hút nối đuôi một lượt ba điếu thuốc rồi viết sạch sẽ cho xứng

đáng với số tiền nhận trước năm trăm đồng.

“Ông Henri Nguyễn văn Nhan sanh ngày... năm... Thân phụ là cụ

Nguyễn văn Mổ, người làng Đức Mỹ, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam,

đậu Cử nhân kỳ thi Ất Mão tại trường Tứ Quảng, sung Cẩm Y Vệ Thị

Lang, sau thuyên chuyển vào đất Gia Định nhận chức Vệ úy trong cơ

binh của quan Tổng đốc Nguyễn văn Mỗ. Nhơn thành Gia Định thất

thủ, ngài Vệ úy treo ấn từ quan, ẩn sĩ qui điền không chịu hợp tác với

tân trào, về mở trường dạy học tại Phú Cường, Bình Dương. Dịp này

cụ sánh duyên cùng bà Vương Thị... hạ sanh được một đứa con trai

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.