BIỂN CỎ MIỀN TÂY HÌNH BÓNG CŨ - Trang 252

- Có lẽ chất mặn của mồ hôi thấm lâu đời trên trán mình, thưa

bác.

Lão gật đầu, cúi mặt xuống tránh ánh đèn, hồi lâu mới nói:

- Bữa nay, thầy làm việc rồi chớ? Ông chủ Nhan mướn thầy viết

chuyện đời xưa ở Mốp Giăng, ở Mỹ Lâm thiệt sao?

Tôi ái ngại, che giấu một tiếng thở dài rồi cố ra vẻ hồn nhiên:

- Dạ, thiệt chớ. Chiều nay tôi ở nhà viết. Ổng căn dặn tôi tả lại

vùng đất hoang ở Mốp Giăng ngày xưa, nào chuột, nào bưng sen, cảnh

nê địa trước khi ổng tới khai khẩn. Nếu còn nhớ rõ cảnh xưa, nhờ ông

giúp tài liệu. Tôi viết nhắm chừng, hồi nào tới giờ chưa từng tới Mốp

Giăng.

Đột nhiên, lão day mặt lại:

- Vùng Mốp Giăng đã trở thành “đất thuộc” từ lâu rồi. Ổng tới

làm chủ lúc sau này. Ổng chẳng bao giờ thấy chuột bầy, thấy bưng sen

gì ráo! Miệt Mốp Giăng xưa kia do nhiều người tứ xứ tới mạnh ai nấy

khai phá, cắm ranh, khai diện tích sơ sài rồi đóng thuế cho làng... Dè

đâu... Thôi... tôi nói ít, thầy ăn học nhiều, chắc hiểu rộng hơn. Nếu tôi

nói lỡ lời, thầy bỏ qua cho.

Lại chuyện cường hào ỷ thế thực dân Pháp, cưỡng chiếm đất đai!

Thời xưa, lắm tay mưu sĩ lên Sài Gòn xin khẩn những “lô” đất chưa có

ai đứng tên trong địa bộ quản hạt rồi họ mướn người chuyên về trắc

địa đến quy định ranh giới. Lô đất ấy nghiễm nhiên thuộc về quyền sở

hữu của họ. Đứng về mặt pháp lý thực dân phong kiến, mảnh vườn đất

nhỏ của người nông dân “tiền phong khai hoang” mặc nhiên bị sáp

nhập vào đồn điền của kẻ đến sau nhưng hiểu rành về quy chế điền địa

hơn.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.