Tôi hỏi nhanh:
- Họ hồ nghi ông chủ Nhan sắp đặt giết người thầu để giựt tiền
lại?
Lão ung dung hút thêm điếu thuốc, im lặng giây lâu:
- À, thầy đoán chừng như vậy thì tôi nghe vậy. Tôi đâu dám nói gì
hơn. Ai đã mắt thấy tai nghe... mà đề quyết thủ phạm là ai! Chỉ biết vài
tháng sau, hương quản Nhan xin từ chức, đi Sài Gòn rồi trở về làm chủ
của “lô” đất đã có sẵn huê lợi ở Mốp Giăng. Ổng thề chẳng bao giờ
đứng ra góp tiền cất ngôi đình khác. Ổng muốn tránh tiếng dị nghị của
người đời khi có cuộc lạc quyên thứ nhì. Ổng nói “Thà cất riêng một
cái miễu trong điền để tạ ơn đất nước, do tiền túi của một mình tôi
xuất ra thôi”.
- Cái miễu đó còn không?
- Còn chớ. Linh hiển lắm. Tôi nói cho thầy nghe hồi bữa hổm rồi
mà. Thờ Chúa Ngung Ma Nương. Mai mốt nhứt định ông chủ Nhan
nhắc tới tích đó. Tôi nhớ mờ ớ vậy thôi. Nói nhiều quá, mình mang tội
với người sống và người chết... Thầy đừng chép vô sách vở, nguy lắm.
Trở về bàn viết, tôi thao thức mãi. Đêm ấy, qua khe cửa, tôi thấy
ngọn đèn chong bên nhà lão Tư Hiếm còn leo lét đến nửa đêm. Phải
chăng lão cố tình đánh một đòn ly gián giữa tôi và ông bà Henri Nhan?
Nhưng, đứng về phía của tôi mà xét, tôi cần tiền ăn cơm, tôi đã lãnh
tiền trước của bà Henri Nhan rồi. Tôi tin rằng quyển tiểu sử mà tôi
đang soạn thảo chẳng bao giờ in ra. Mà dầu có in thì cũng chẳng ai
thèm đọc! Tôi thầm cám ơn lão Tư Hiếm đã nhắc nhở khéo léo cho tôi
về ý thức tôn trọng sự thật, bất cứ về vấn đề gì. Câu chuyện ông Henri
Nhan giết người rồi kiếm tiền đút lót cho quan Tây để khẩn đất tuy