BIỂN CỎ MIỀN TÂY HÌNH BÓNG CŨ - Trang 270

phút. Tôi lướt dưới cơn mưa, liếc nhìn thấy cánh cửa nhà lão Tư Hiếm đã
khép kín.

Dường như ông chủ Nhan đã thức suốt buổi trưa để chờ đợi mớ

giấy nháp của tôi. Ông ta gật đầu từng chập, sau cùng đưa ra ý kiến:

- Thế là xong, nhưng phần nhập đề còn yếu. Ông thi sĩ quên

chuyện Lộc Giác Chân Nhân rồi à? Từ Lộc Giác Chân Nhân mình bắc

cầu qua Chúa Ngung, Ma Nương nghe mới xuôi tai.

Tôi viết nhanh:

- “Trên đường lập quốc, dân tộc Việt Nam lập nhiều kỳ công rạng

rỡ, chém tre đẵn gỗ để cày cấy giữa rừng ma. Giai thoại Lộc Giác

Chân Nhân tiêu biểu cho miền cực Bắc: Tục truyền rằng ở vùng sơn

cước tỉnh Cao Bằng, xưa kia có người tiều phu sống dai hơn trăm tuổi.

Một hôm, ông ta gọi đứa con trai đến mà bảo: ‘Lát nữa đây cha chết,

hóa thành con nai. Kiếp trước của cha là con nai, nhờ tu luyện nhiều

kiếp nên mang xác người. Con hãy gỡ cái gạc trên đầu cha, dùng dây

mà kéo như kéo cày. Khi nào cái gạc vướng vào cây cỏ, còn dừng lại,

cày cuốc tại đó ắt sẽ phát đạt’.

Nơi miền Tây Nam Việt Nam, có chuyện Chúa Ngung, Ma Nương

nhắc nhở cho người đi khai hoang về đức tính khiêm tốn, sùng bái tiền

nhân. Khắp vùng Rạch Giá, Cà Mau, tục lệ ‘tá thổ’ mướn đất của ma,

của Chúa Ngung, Ma Nương chẳng nơi nào rõ rệt bằng ở xóm Mốp

Giăng, gần Óc Eo, núi Ba Thê - vị trí quan trọng đánh dấu sự ‘dung

hòa’ giữa văn hóa các nước Đông Nam Á, đặt nền móng cho ‘dân tộc

tính’ Việt Nam. Ông Nguyễn văn Nhan với tấm lòng nồng nhiệt yêu

mến quê hương đất nước đã khôi phục và bảo tồn tục lệ cổ truyền giàu

ý nghĩa ấy...”.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.