BIỂN CỎ MIỀN TÂY HÌNH BÓNG CŨ - Trang 275

đường, tình thế sẽ ra sao? Tánh mạng của tôi thật mỏng manh như...

lông hồng, chỉ cần một ngọn gió nhẹ cũng đủ bay mất đất.

- “Năm 1945, vào tháng Ba, quân đội Nhựt đảo chánh Pháp. Bấy

giờ ông Henri Nhan giữ thái độ bàng quan. Sở tình báo Đông Nam Á

của Nhựt hoàng phái người đến dụ dỗ, mua chuộc, dọa nạt nhưng ông

chẳng sờn lòng. Ông tin tưởng nơi sự biến chuyển của tình hình quốc

tế: kháng chiến quân Pháp, dưới sự lãnh đạo của tướng De Gaulle

nhứt định thành công, người Việt Nam nhờ đó sẽ được hưởng qui chế

tự trị để tiến lần lần tới nền độc lập thật sự. Thống chế Bê Te là nhân

vật lỗi thời.

Năm ấy, vào tháng Tám, ông lãnh chức cố vấn Thanh niên Tiền

phong tỉnh Rạch Giá. Sau ngày Việt Minh cướp chánh quyền, ông bị

chúng cưỡng bách, lạc quyên tất cả bốn kí lô vàng y. Đầu năm 1946,

trung thành với tôn chỉ ‘minh triết bảo thân’ ông tản cư về vùng ‘giải

phóng’ Minh Lương, chẳng thèm trở về đồn điền Mỹ Lâm. Ông dư

hiểu rằng các tá điền thừa cơ hội ấy đập phá nhà cửa, bắt giết trâu bò

của ông nhưng ông mỉm cười: Tình thế loạn lạc, ‘khôn cũng chết, dại
cũng chết, biết là sống’, ‘mình đừng khiêu khích ai nhưng cũng đừng

để ai khiêu khích mình’. Lúc tản cư, ông thấy bọn Việt Minh đã chủ

trương nhiều điều sái quấy khiến ông không phục. Nghe tin ở Sài Gòn

nhóm ‘Nam Kỳ tự trị’ phát triển ồ ạt, ông vui mừng, vượt vòng vây trở

về chợ Rạch Giá, quy thuận với nhà binh Pháp và ông gặp những

người bạn Pháp cũ... Ông mạnh dạn đánh điện về Sài Gòn, hưởng ứng

thuyết phân ly, triệt để ủng hộ Thủ tướng Nguyễn văn Thinh nhưng

đồng thời chỉ trích vài điểm quá nhu nhược của chính phủ Nam Kỳ tự

trị.

Tôn chỉ của ông Nguyễn văn Nhan, tóm lại trước sau vẫn là:

‘Tranh đấu cho xứ sở. Nước Nam Kỳ của người Nam Kỳ. Tự do, Hạnh

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.