BIỂN CỎ MIỀN TÂY HÌNH BÓNG CŨ - Trang 280

tôi ra - người trong xóm chẳng ai rõ lão từ đâu trôi đến và chết... vì

chứng gì. Vài giờ sau, nước ròng, cái xác đó trôi ra Hòn Tre mất dạng.

Tôi chẳng dám chạy ra biển để xem. Mênh mông quá! Từ trong lỗ

tai tôi, vọng ra lùng bùng nhiều câu nói khàn khàn mơ hồ. Trước mắt

tôi, chập chờn vài mảnh chiêm bao. Hôm sau, tôi lìa bỏ Xóm Biển - cái

quê hương tạm bợ - để đi tìm sanh kế ở thành phố khác.

Bây giờ đây, chế độ điền địa đã thay đổi hẳn, những đồn điền “cò

bay thẳng kiếng” đều bị truất hữu, nông dân lần lần trở thành tiểu

điền chủ. Qua bao năm chiến tranh Việt - Pháp, hàng vạn người chịu
hy sinh, nào phải riêng ai. Bóng của lão Tư Hiếm phai dần trong tâm

tư của tôi. Từ buổi lên Sài Gòn, tôi tập nghề viết báo, thỉnh thoảng viết

bài nhận định về kịch trường; sinh kế đã tạm ổn định. Chuyện viết tiểu

sử cho ông Henri ngày xưa không còn đáng nói nữa. Nhưng quả đất

vốn tròn! - Xin phiền các bạn hãy ráng đọc thêm vài trương nữa, tuy

nó hơi nhàm, kém hấp dẫn. Truyện Hậu Vân Tiên làm sao lý thú bằng

truyện Vân Tiên hồi đầu.

Số là buổi ấy, tôi về gác trọ chợt thấy ai để sẵn trên bàn một bó

hoa huệ! Từ thuở bé đến từng tuổi này, tôi chưa được người nào tặng

hoa tươi cả. Hay là thiên hạ lầm địa chỉ? Dáng điệu ngạc nhiên của tôi

càng khiến bà chủ nhà thắc mắc:

- Ủa! Thầy không quen với bà đó sao? Bả hỏi trúng tên thầy,

dường như gởi lại phong thơ đâu đó. Bả đi xe Huê Kỳ mới tinh. Chào

hỏi tử tế lắm.

Phong thơ nằm khép nép sát mặt bàn, che lấp dưới bó hoa. Bên

trong, một tấm danh thiếp: Đoàn Thi Ca Vũ Nhạc Kịch “Hương Sắc

65” Giám đốc: bà Nguyễn thị Quỳnh Hương, biệt xá 3000/1 đường

Trương Minh Ký Sài Gòn.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.