BIỂN CỎ MIỀN TÂY HÌNH BÓNG CŨ - Trang 63

Nghe đến công tác mà ông ta giao phó, tôi hơi phiền. Mặc dầu việc

điều tra ấy có vẻ lịch sự không gây sự hiểu lầm nhưng tôi không muốn.
Trót ăn bữa cơm Tây của ông Phô Nô rồi. Tôi hứa qua loa.

Trước khi chia tay, ông Phô Nô rỉ vào tai tôi:

- Năm Lươn là đứa bí mật, làm nghề thầy bùa. Coi chừng nó. Cực

chẳng đã, tôi nhờ tới anh. Hồi tháng trước, hai người lính kiểm lâm tới làng
Đông Bình theo dõi nhưng Năm Lươn không chịu xuất hiện. Ban ngày, nó
nằm nhà. Thỉnh thoảng, nó tới mấy cái thềm đìa, gò mả mà nằm ngủ hoặc
ăn cơm một mình.

* * * * *

Tên tuổi Năm Lươn, ai cũng biết. Và ai cũng nhìn nhận anh ta đặt

trúm rất giỏi, dùng thuốc men bí mật hoặc bùa phép.

Xin nói đôi hàng về con lươn. Hình dáng ra sao, thịt nó ăn ngon như

thế nào, ai cũng hiểu. Muốn bắt, ta đặt trúm. “Trúm” tức là cái ống tre, dài
hơn một thước tây, giống như khẩu súng ba-dô-ca, một đầu thì sẵn có cái
mắt tre (đốt tre), đầu kia có gài một cái hom, giống như cái quặng (cái
phễu). Lươn chui vào thì dễ nhưng trở ra thì khó. Muốn cho lươn chui vào
phải có mồi nhử bên trong.

Mỗi người làm nghề bắt lươn sắm chừng một trăm ống trúm, đặt rải

rác trên đồng cỏ mênh mông. Con lươn làm hang dưới đất, thở bằng mũi và
mang. Khi đánh mùi ngon ngọt, lươn ra khỏi hang, tìm cách chui vào ống
trúm để xơi mồi. Muốn đặt rải rác hàng trăm cái ống trúm, trên đồng cỏ dày
bịt, mênh mông, phải sắm một chiếc xuồng, chở hàng trăm ống trúm. Rồi
kéo chiếc xuồng lướt trên cỏ, cứ vài chục thước là đặt xuống một ống, tùy ý
thích. Công việc nặng nhọc nhất là kéo chiếc xuồng khá nặng ấy, quanh co
hàng ngàn thước. Và hôm sau, trở ra đồng cỏ, đem ống trúm về, không bỏ
sót.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.