BIÊN HÙNG LIỆT SỬ - Trang 182

cộng tác này nên về sau, Đoàn Quang Tấn đã thỏa thuận giao tuần báo
Đồng Nai lúc đó đang bị đình bản gần hai tháng, cho Phan Văn Hùm và Hồ
Hữu Tường quản lý. Phan Văn Hùm khi ấy vừa ở Pháp về và đang tìm cơ
hội hoạt động. Tuần báo Đồng Nai đã được khởi sắc với những bài viết có
lập trường xã hội công khai. Tác giả các bài báo là những người đã có tiếng
như Nguyễn An Ninh, Tạ Thu Thâu, Huỳnh Văn Phương...Những cuộc bút
chiến về vấn đề “nghệ thuật vị nghệ thuật hay nghệ thuật vị nhân sinh” giữa
Phan Khôi và Phan Văn Hùm đã gây nhiều sôi nổi trong văn giới và chỉ
được chấm dứt nửa chừng khi Đồng Nai bị chánh quyền thực dân rút giấy
phép. Nhóm Đồng Nai đã trở thành nơi tập trung của các tác giả “cách
mạng” vì ngoài việc viết lách, lại còn tổ chức các cuộc diễn thuyết ở trụ sở
hội Đức Trí Thể Dục. Ở hội trường này, Phan Văn Hùm và Tạ Thu Thâu đã
trình bày về biện chứng pháp và người đến tham dự rất đông. Nhà cầm
quyền thực dân vì thế thấy cần phải sớm ra tay bịt miệng tuần báo Đồng
Nai
.
Hồ Hữu Tường sau khi bị bắt vì vụ báo bí mật Tháng Mười, đã bị xử ba
năm tù treo và được thả ngày 1 tháng 5 năm 1933. Đó là lúc có cuộc bầu cử
nghị viên Hội đồng thành phố SàiGòn-Chợ Lớn. Lợi dụng thời cơ nầy,
những nhà cách mạng miền Nam lấy quyết định ra ứng cử để có dịp cổ
động công khai đường lối xã hội. Một sổ Lao Động được thành lập với
Nguyễn Văn Tạo và Trần Văn Thạch đứng đầu sổ. Vì Nam Kỳ là một thuộc
địa của Pháp nên về chế độ báo chí, nếu là báo tiếng Pháp, thủ tục xuất bản
rất dễ dàng như ở Pháp. Muốn ra báo, chỉ cần khai trước biện lý cuộc 24
giờ trước khi đem báo rời khỏi nhà in, nhưng chủ nhiệm và quản lý phải là
người Pháp. Ban vận động bầu cử đã dựa vào đạo luật dân chủ nầy để xuất
bản tuần báo Pháp ngữ La Lutte làm cơ quan tuyên truyền. Báo đã gây
được ảnh hưởng lớn trong dư luận quần chúng nhưng chỉ ra được bốn số và
đình bản sau khi cuộc bầu cử chấm dứt. Hồ Hữu Tường không có tham dự
viết trong La Lutte ở giai đoạn đầu nầy.
Một năm sau, tờ La Lutte được tái bản do sự vận động của Nguyễn An
Ninh. Kỳ nầy, với mục đích cùng chung một lập trường tranh đấu chống
thực dân Pháp ở Đông Dương, Nguyễn An Ninh đã thuyết phục được cả hai

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.