số nào thì nhà cầm quyền đều cho sở mật thám đến, hốt hết. Ra tòa, anh
quản lý bị lên án. Sau các thủ tục chống án lên tòa trên, qua tòa Phá án,
cuối cùng bản án được chuyển đến Hội đồng Quốc gia bên Pháp vào mùa
thu năm 1938. Hội đồng này cũng giống như một Tối Cao Pháp Viện, đã
hủy bản án vì luật pháp không minh định rõ ràng về tự do báo chí cho báo
Việt ngữ ở Nam kỳ. Đây là một thắng lợi lớn về tự do báo chí.
Nhóm Đệ Tam lập tức đổi tờ Le Peuple thành tờ báo Việt ngữ Dân Chúng.
Nhóm Đệ Tứ cánh Tạ Thu Thâu đổi tờ La Lutte thành tờ Tranh Đấu;cánh
Hồ Hữu Tường cho xuất bản: tuần báo Tia Sáng, sau 6 tháng đổi thành nhật
báo, tạp chí lý luận hằng tháng tên Tháng Mười và một tuần báo nghiệp
đoàn tên Thầy Thợ. Tạp chí Tháng Mười và Thầy Thợ được H.H. Tường
giao cho Đào Hưng Long làm quản lý.
Cuối năm 1938, chế độ báo chí và xuất bản ở Nam kỳ được đặc biệt nới
lỏng khi sắc luật Daladier ngày 30 tháng 8, 1938 cho báo chí chữ quốc ngữ
được xuất bản không cần xin phép trước. Việc kiểm duyệt và tịch thâu báo
không còn thấy xảy ra như trước.
Ở Bắc và Trung, phong trào tự do báo chí được hưởng ứng nồng nhiệt. Các
ký giả trong Nam cũng như ngoài Bắc đua nhau viết vì đều tiên đoán chiến
tranh sắp sửa xảy ra, và nhà cầm quyền Pháp sẽ siết chặt lại hoạt động của
giới truyền thông. H.H. Tường đã thú nhận là chưa có bao giờ lại có cơ hội
làm việc hăng hái như thời trước Đệ nhị Thế chiến này: mỗi ngày, ngoài
việc đi dạy học tư, Tường phải viết thông thường là bốn bài báo.
Đến cuối tháng 8, năm 1939, không khí chiến tranh đã thấy bao trùm ở Âu
châu. Đêm 23 rạng ngày 24, hiệp ước Hitler-Stalin được ký kết. Ngày 1
tháng 9 quân đội Đức tiến vào Pologne. Lịnh tổng động viên được ban
hành ở Pháp và ở Đông Dương. Ngày 3 tháng 9, Pháp và Anh tuyên chiến
với Đức. Ngày 25 tháng 9, đảng Cộng sản Pháp bị cấm hoạt động. Toàn
quyền Đông Dương hưởng ứng sắc lịnh cấm đó và ngày 29 tháng 9, mật
thám tiến hành việc bố ráp trong toàn xứ.
Chỉ trong vài ngày, 121 người theo phái Stalin và 55 người theo xu hướng
Trotsky đã bị bắt. Nhà cầm quyền đã thi hành 323 cuộc lục xét, tịch thâu
2332 cuốn sách và 26316 ấn phẩm báo chí (Báo cáo của Thống đốc Nam