kỳ gởi Toàn quyền ngày 3-11-1939, AOM NF 1820). Các báo chí của cả
hai phái Đệ Tam, Đệ Tứ đều bị cấm. Hồ Hữu Tường cũng như Nguyễn An
Ninh, Tạ Thu Thâu, Trần Văn Thạch và các nhà cách mạng khác đều hoặc
bị bắt vào tù hay bị đưa vào các trại tập trung ở núi Bà Rá và Tà Lài (Biên
Hoà)!
Hồ Hữu Tường đã vào tù hơn năm năm, không còn cơ hội hoạt động báo
chí cho đến mãi đầu năm 1948 mới có dịp trở lại làng báo, do thi sĩ Đông
Hồ mời cộng tác. Sau khi mãn tù ở Côn Đảo về và còn bị án biệt xứ, cư trú
ở Cần Thơ, năm 1944, Hồ Hữu Tường đã tuyên bố với các bạn đồng chí cũ:
“ Tôi trở về con đường dân tộc, tôi cho rằng việc giai cấp vô sản giải
phóng nhân loại là một huyền thoại lớn của thế kỷ 19 và tiềm năng cách
mạng của giai cấp vô sản ở châu Âu và Bắc Mỹ là một huyền thoại lớn của
thế kỷ 20”.
Ngày 9 tháng 3 năm 1945, quân đội Nhật đảo chánh chánh quyền Pháp ở
Đông Dương. Các đoàn thể chánh trị Việt Nam có cơ hội hoạt động công
khai. Những lãnh tụ các đảng bị Pháp lưu đày biệt xứ đã trở về các đô thị,
tái tổ chức hàng ngũ. Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm, Trần Văn Thạch...đều
trở về lại Sài Gòn, củng cố lại nhóm Tranh Đấu. Hồ Hữu Tường chọn việc
du hành ra Bắc, cho đến ngày Việt minh cướp chánh quyền ở Hà Nội.
Trong bức điện tín ngày 27 tháng 8 năm 1945 của Ủy ban Nhân dân Cách
mạng Bắc Bộ, gởi khẩn cầu Bảo Đại thoái vị, ngoài chữ ký của Nguyễn
Văn Huyên, Nguyễn Xiển, Ngụy Như Kontum cũng có tên Hồ Hữu Tường.
Bảo Đại sau nầy đã cho biết ông đã đồng ý vì thấy trong những người ký
bức điện tín có Hồ Hữu Tường là nhân vật mà ông biết đã từng hoạt động
chánh trị và am hiểu tình hình thế giới.
Tuy nhiên, năm 1945, Hồ Hữu Tường cũng biết Việt Minh chủ trương diệt
các thành phần Đệ Tứ. Để tránh tai mắt trinh sát Việt Minh ở Hà Nội,
Tường nhờ được bác sĩ Phạm Ngọc Khuê đưa về Nam Định. Ở đây, H.H.
Tường đã viết quyển Muốn hiểu chánh trị , tác giả lấy bút hiệu Huân
Phong. Họa sĩ Tô Ngọc Vân e sợ ký như vậy, Tường sẽ dễ bị lộ tung tích vì
câu thơ “Huân phong tự Nam lai”. nên đã sửa lại là Thuần Phong. Về sau,