Tường đã chọn lại bút hiệu Huân Phong để kỷ niệm những ngày sống với
Phạm Ngọc Khuê.
Trên các quyển viết cho nhà xuất bản Tân Việt ở Hà Nội, như Kinh Tế học
và Kinh Tế chánh trị nhập môn, Xã Hội học nhập môn Hồ Hữu Tường chọn
bút hiệuKhổng Cưu. Sách do Hàn Thuyên xuất bản đều đề tên Nguyễn Huệ
Minh là tên của vợ H.H. Tường. Trên các quyển viết cho nhà xuất bản
Minh Đức , bút hiệu được chọn là Duy Minh vì H.H. Tường muốn tỏ lập
trường biệt lập giữa Duy tâm và Duy vật. Trong thời gian ở Bắc, năm 1946,
H.H. Tường có viết một tác phẩm mà ông đắc ý nhất. Đó là quyển Tương
Lai văn Hóa Việt Nam, viết trong hình thức “thơ bằng văn xuôi”, bìa do họa
sĩ Tô Ngọc Vân trình bày, Minh Đức in 500 bản hình thức sách quý, giấy
đặc biệt chế tạo riêng tại làng Bưởi.
Đầu năm 1948, Hồ Hữu Tường từ Hà Nội trở lại về Sài Gòn. Nhà văn
Thiên Giang đưa H.H. Tường đến thăm thi sĩ Đông Hồ. Nơi đây Tường gặp
chẳng những Đông Hồ, lại có thêm Dương Tử Giang. Hai nhà văn này
đang lãnh phụ trách làm một báo Xuân, do Lư Khê bỏ vốn. Đông Hồ mời
H.H. Tường viết giúp và đưa trước ngân khoản cho Tường lúc đó đang
túng thiếu. Tường nhận lời với điều kiện không ký tên thật. Đông Hồ đề
nghị cho Tường các bút hiệu Lân Trinh và Ly Duệ. Lân Trinh có nghĩa là
gần với chữ Trinh. Trong thành ngữ, hai chữ Trinh, Tường thường hay
dùng chung nhau. Đông Hồ đặt Lân Trinh , cố ý chỉ rằng tác giả là Tường
đó! Còn Ly Duệ để nhắc rằng tác giả bài đó là con cháu của Hồ Quý Ly.
Đông Hồ thường nhờ H.H. Tường viết nhiều bài trong mỗi số do ông chủ
trương biên tập nên Tường phải có nhiều bút hiệu khác nhau. Như khi viết
những tiểu thuyết Thu Hương, Chị Tập , H.H. Tường ký Duy Cúc, là tên
thiệt của một nữ sinh viên mà ông đã gặp khi ở Hà Nội. H.H. Tường đã
mượn hình ảnh của sinh viên Duy Cúc để phác họa nhân vật Thu Hương
trong tiểu thuyết. Duy Cúc sau đã sang Paris du học và đã là một nhà điêu
khắc nổi danh.
Trong thời gian hợp tác với Đông Hồ, H.H. Tường có giới thiệu với Đông
Hồ và đưa vào làng văn trong Nam, văn sĩ Triều Sơn, từng làm chủ bút tờ
Kháng Chiến ở Bắc. Vào Sài Gòn, Triều Sơn làm công nhân cho hãng đóng