BIÊN HÙNG LIỆT SỬ - Trang 188

tàu CARIC ở Thủ Thiêm, lo việc vô dầu, làm máy cho tàu của hãng. Triều
Sơn đã rút kinh nghiệm về các cán bộ cách mạng gốc bần cố nông để tạo ra
nhân vật “ Nuôi Sẹo”. Triều Sơn đã gọt giũa tác phẩm nhưng đến năm 1954
vẫn chưa vừa ý nên chưa chịu xuất bản, cho đến khi anh qua đời !
H.H. Tường cũng được Đặng Văn Ký mời làm cai thầu biên tập cho tuần
báo Sanh Hoạt trong thời Trần Văn Ân làm Tổng trưởng Thông tin. Đặng
Văn Ký là một nhân vật tên tuổi trong Nam, đã từng hưởng ứng phong trào
Nguyễn An Ninh và phong trào của nhóm Tranh Đấu. Ông đã bị thực dân
Pháp đày ở Bà Rá và đã được Nhật giúp đưa lánh nạn ở Tân Gia Ba với
Trần Văn Ân, Trần Trọng Kim, Dương Bá Trạc. Trong tuần báo Sanh Hoạt
H.H. Tường thường chỉ viết bài xã thuyết. Các bài khác ông được một sinh
viên lỗi lạc ở Hà Nội cùng theo ông vào Nam là Phạm Mậu Quân, tình
nguyện “bao sân”. Phạm Mậu Quân là một sinh viên về toán đã được giáo
sư Hoàng Xuân Hãn phục tài vì chép bài rất giỏi. Vào Nam, Phạm Mậu
Quân tiếp tục học toán ở Đại học Sài Gòn và cư ngụ ở nhà H.H. Tường.
Quân có tài về Toán học nhưng cũng có thêm tài viết báo và viết giống lối
văn của Hồ Hữu Tường. Trong các bài viết, Phạm Mậu Quân tìm cách cổ
võ cho việc dùng tiếng Việt trong các chương trình giáo dục. Cuối năm
1948. báo Sanh Hoạt ngưng hoạt dộng, Phạm Mậu Quân sang Pháp học và
nay là một giáo sư Toán danh tiếng. H.H. Tường tuy ít viết trong Sanh Hoạt
nhưng đã nhờ tuần báo này mà phổ biến được chủ trương lập trường Dân
tộc trong bài Thân Việt,không thân Mỹ hoặc thân Nga.
Trong khoảng các năm 1948, 1949, H.H. Tường được dịp cộng tác trong
báo Sài-gòn Mới của bà Bút Trà. Tường đã cho đăng hằng ngày, từng đoạn
của tiểu thuyết Phi Lạc Sang Tàu, một tiểu thuyết mà ông đã ngẫm trong
những ngày tránh trinh sát Việt Minh ở Hà Nội. Bút hiệu lúc bấy giờ là Ý
Dư, tên mà H.H. Tường đã thấy ký dưới một bức thư tỏ tình thống thiết của
Đặng Ngọc Tốt gởi cho em gái của Phạm Ngọc Khuê. Thời bấy giờ, ở giới
Đại học Hà Nội có ba sinh viên quái kiệt về diễn thuyết là Nguyễn Đình
Thi, Huỳnh Văn Tiểng và Đặng Ngọc Tốt. Trong thời Kháng chiến Nam
Bộ, Đặng Ngọc Tốt cũng nổi tiếng, khi phụ trách Ban Tuyên Truyền Lưu
Động Nam Bộ nhưng khi ra Bắc phụ trách đảng Dân Chủ thì không biết vì

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.