- Anh muốn bảo cho ông già ấy biết, ông ấy phải nói thực. Chỉ một câu
thôi, nếu việc không thành, anh sẽ theo thuyền xuống miền Đào Nguyên;
còn nếu thành thì dù phải đưa đò anh cũng bằng lòng.
- Còn hát thì thế nào?
- Đó là sở trường của em. Em muốn làm con sẻ trúc thì cứ việc làm, anh sẽ
không nhặt phân ngựa nhét đầy mồm em đâu.
Cậu Hai nhìn vẻ mặt anh, biết rằng việc này làm anh mình phiền não lắm.
Cậu hiểu tính anh. Anh có cá tính bộc trực, thẳng thắn tiêu biểu cho người
Trà Đồng. Thu xếp tốt thì dù có phải moi tim ra cho người ta thấy cũng rất
khảng khái chịu làm; nếu thu xếp không tốt thì dù có là cậu ruột cũng một
là một, hai là hai. Anh cậu sao lại chẳng muốn đi đường ngựa khi đi đường
xe đã thất bại, nhưng anh cậu khi nghe em trình bày thẳng thắn thì hiểu
rằng chỉ em mình mới có phận đi đường ngựa, việc của mình không cần
nêu ra nữa. Vì vậy, anh cậu tức giận, bực bội là điều tất nhiên, không thể
che giấu được.
Cậu Hai nghĩ ra một cách, đó là đến đêm có trăng, hai anh em cùng tới núi
Bích Khê nhưng không cho mọi người biết là hai anh em đến hát ở đó. Hai
người thay nhau hát, ai được đáp lại, người đó sẽ giành thắng lợi và được
chăm sóc cô cháu gái ông lão đưa đò. Thiên Bảo không thạo hát nên khi
đến lượt anh hát, cậu Hai vẫn hát thay. Hai người để cho số phận quyết định
hạnh phúc của mình, làm như thế có thể nói là rất công bằng. Khi cậu Hai
nêu ra cách này, cậu Cả vẫn cho rằng mình không biết hát, cũng không
muốn nhờ em thay mình làm con sẻ trúc. Nhưng tính cách nhà thơ của cậu
Hai khiến cậu rất cố chấp đòi anh phải làm theo cách này. Cậu bảo phải làm
như thế thì tất cả mới công bằng.
Cậu Cả suy nghĩ về đề nghị của em rồi cười buồn, thầm nghĩ: “Mẹ kiếp,
mình chẳng phải là con sẻ trúc, lại nhờ thằng em làm sẻ trúc hay sao? Thôi
được rồi, cứ làm thế này. Hai anh em luân lưu hát, mình cũng chẳng cần nó
giúp, mọi cái mình làm tất. Tiếng cú mèo kêu trong rừng chẳng hay chút