Đại Đường Trinh Quan năm thứ mười bốn, tể tướng Thổ Phồn là Đông
Tán mang vô số trân bảo cùng năm ngàn lượng hoàng kim đến Trường An,
đón rước điệt nữ của Đường Thái Tông là Văn Thành Công Chúa diện mạo
tuệ tú, đoan trang mỹ lệ, thân thể trắng trong, hơn nữa còn tôn kính Phật
pháp, trở về La Tư Thành, gả cho Quốc Vương của bọn họ là Tán Phổ,
hùng tư anh phát, kinh tài tuyệt nghệ “Tùng Tán Can Bố”.
Vì sự thành kính của nàng, vì sự mỹ lệ của nàng, ông ta đã kiến tạo ra
tòa Đại Chiêu Tự cho nàng.
Đi qua Đại Chiêu Tự là đến thị tập phồn vinh Lạp Tát.
Đường xá ở đó cũng giống như đường xá ở Giang Nam, người trên
đường đại đa số có thể phân làm hai hạng: một hạng trú ngụ ở đó, một hạng
từ chỗ khác tới.
Đi trên đường trường, Diệp Khai lập tức hưởng thụ được hơi hướm chỉ
có ở Lạp Tát.
Hai bên đường đen ám khói đèn dầu và mùi sữa chua nồng nặc làm cho
người đi đường không dám hít thở mạnh, ánh mặt trời gay gắt và bão cát
mịt mù lại cơ hồ làm cho người ta không dám mở mắt.
Hàng hóa chất trong điếm phô, có thỏi trà lá đến từ Đả Tiễn Lô chất cao
như núi, có đào lý tang châm thảo đến từ Thiên Trúc làm cho ai ai cũng
chảy nước miếng thèm muốn, nhang tạng hương đến từ Đông Tạng, hương
liệu gia vị tinh chế từ Nê Bạc Nhĩ, chàm nhuộm, san hô, trân châu, đồng
khí, tơ lụa và từ khí đến từ quan nội, hổ phách và hàng da Mông Cổ, đường
quả, xạ hương, và gạo đậu Tích Kim...
Những thứ hàng hóa trân quý đó làm cho người ta không thể không tròn
mắt nhìn không chớp.
Nhìn bao thứ hàng hóa và người qua qua lại lại, trong tâm Diệp Khai rất
khoái trá, chàng thích đông người, thích nhiệt náo, chàng ưa thích lối sinh
hoạt không câu thúc đó.
Thuần phác, lương thiện, không mánh khóe mưu đồ, không giang hồ ân
oán, không âm hiểm xảo trá, càng không tranh quyền đoạt lợi.
Mỗi ngày cùng đám hàng xóm lân cư cãi lộn, uống rượu cất lâu năm,
sáng sớm ra khỏi cửa làm lụng, hoàng hôn về tới nhà trên bàn đã chuẩn bị