Đút đao vào vỏ xong, Công Tôn Đoạn cất tiếng oang oang:
- Ai dám bạt kiếm tại Vạn Mã Đường, cứ trông vào cái gương đó!
Mộ Dung Minh Châu xanh mặt.
Bỗng y quay mình vung tay tát vào mặt gã thanh niên bên cạnh, giận
thốt:
- Ai bảo ngươi bạt kiếm? Chưa chịu cút ra ngoài cho ta nhờ, còn đứng đó
làm chi
hả?
Thanh niên không dám nói gì, quay mình bước trở lại.
Diệp Khai buồn cười hết sức!
Chàng nhận ra gã là kẻ bức chàng uống rượu hôm qua. Gã có cái tánh
động việc gì cũng muốn tuốt kiếm, kiếm chưa tuốt, đã gãy rồi!
Sau bức bình phong, là tòa đại sảnh.
Vô luận là ai, chỉ thấy qua tòa đại sảnh là phải kinh hãi ngay!
Chiều rộng của đại sảnh, độ mười trượng thôi, song chiều dài thì thăm
thẳm, tưởng chừng vô tận.
Một người đi từ đầu ngoài vào tận đầu trong, ít nhất cũng bước trên hai
ngàn bước.
Trên tường bên tả có vẽ vô số ngựa chạy bay, có con ngẩng đầu như hí,
có con phóng vó trong không gian, con nào cũng có vẻ đặc biệt, chẳng
giống con nào.
Ngựa vẽ trông như ngựa thật, con nào cũng đẹp, cũng hùng tráng.
Bên kia tường, là ba chữ Vạn Mã Đường, chữ to bằng vóc người, nét bút
cực đẹp.
Giữa sảnh, có kê một chiếc bàn rất dài, bằng gỗ trắng, dài quá độ trông
như một con lộ dài, chạy theo hang núi thẳm.
Hai bên bàn, có hai hàng ghế, phỏng độ ba trăm chiếc.
Ai không đến Vạn Mã Đường, thì không bao giờ tưởng được trên đời có
loại bàn dài cỡ đó! Mà cũng chẳng ai tưởng có lại khách sảnh dài cỡ đó!
Khách sảnh được trang trí rất đơn giản, chẳng có phần nhỏ mỹ lệ nào.
Nhưng, nó trang nghiêm vô cùng, nó cao quý ở cái chỗ mộc mạc mà
thanh khiết.