Dương Cẩm Ngưng đứng tại chỗ, không tiến lại hỏi thăm, cũng không
thèm bận tâm suy nghĩ vì sao ông ta phải làm như vậy. Cô cứ đứng im lặng,
có lẽ thiện lương cũng là một căn bệnh dễ mắc nghiện, trên xe bus thì
nhường chỗ, thấy trẻ con nghèo khổ thì cho tiền, tình nguyện đi tới những
vùng xa xôi hẻo lánh để dạy học, hiến dâng tuổi thanh xuân, sau đó cả đời
sống an nhàn. Nhưng điều mà cô suy nghĩ tới nhiều nhất lại là, cô muốn từ
bỏ những thứ này.
Khi cô còn rất nhỏ, cô đã từng kiếm sắt vụn để bán đồng nát, người mua
nhìn chằm chằm khuôn mặt đỏ bừng của cô, hỏi cô nếu đã xấu hổ như vậy
thì sao còn bán những thứ này?
Đó là lần đầu tiên cô kiếm tiền, sau đó cô vẫn tiếp tục dùng phương thức
này để lo liêụ học phí. Giấy vụn, vỏ chai coca, bìa các-tông,… chỉ cần có
vật gì kiếm được tiền, cô đều nghĩ tới chuyện đem bán. Thậm chí lúc ở
trường học, thấy các bạn vứt giấy vào thùng rác thì suy nghĩ đầu tiên hiện
lên trong đầu cô cũng đều là “Đó chính là tiền”. Ý nghĩ ấy khiến cô ý thức
rằng mình đã mắc nghiện.
Chạy theo một thứ gì đó thái quá, chính là sai lầm.
Tiết kiệm là không sai, nhưng nếu làm quá lên, còn có thể nói là không
sai ư?
Bất luận là chuyện gì, đến một thời điểm nào đó đều nên một vừa hai
phải.
Ví dụ như trước mặt người lao công này, Dương Cẩm Ngưng cảm thấy
ông ta đáng thương thì cũng không thể thay đổi được cuộc sống hiện tại của
ông ta. Con người quả thực có thể thay đổi được cuộc sống của chính mình,
chỉ cần ít nói nhảm đi một chút, ít lớn tiếng kêu gào đi một chút, ít gây
phiền phức cho người khác một chút, ít than thân trách phận đi một chút…