Chiến tích trận đánh chiếm tòa đại sứ trong cuộc Tổng tiến công và nổi
dậy xuân Mậu Thân 1968 đã góp phần dẫn đến thắng lợi hoàn toàn cuộc
kháng chiến chống Mỹ cứu nước ngày 30 tháng 4 năm 1975. Cuộc tháo
chạy tán loạn của chúng đã hằn lại một vết đen lịch sử, mặc dù tòa nhà 6
tầng nghênh ngang mất dạng. Nơi đây chỉ còn lại một tấm bia với những
dòng chữ giản dị nhưng Tổ quốc và nhân dân mãi mãi ghi công các chiến sĩ
biệt động đã xả thân vì sự nghiệp chiến đấu giành độc lập tự do cho đất
nước Việt Nam mãi mãi trường tồn.
NGƯỜI NỮ ANH HÙNG
TRONG TRẬN ĐÁNH BỘ TỔNG THAM MƯU
Oanh nhớ rất rõ chỉ mấy giờ trước lúc vào trận, vẻ mặt cụm trưởng biệt
động Đỗ Tấn Phong (Ba Phong) hết sức căng thẳng. Anh là chỉ huy trưởng
trực tiếp chịu trách nhiệm trận đánh cực kỳ quan trọng này. Và bao giờ
cũng thế, anh giữ Oanh nhất là trong lúc khó khăn. Oanh tên thật là Phạm
Thị Mỹ, nhưng mọi người quen gọi cô bằng cái tên ngụy trang là "Oanh".
Oanh nhớ cả câu nói đầy vẻ trang nghiêm của Ba Phong: "Kế hoạch không
có gì thay đổi: đúng giờ G của toàn Miền, ta bắt đầu nổ súng".
Câu nói ngời lên trong đầu Oanh suốt trận đánh. Cô thấy tầm mức trận
chiến đấu mà cô và đồng đội tham dự. Trong đó, trách nhiệm của người
chiến đấu viên phải thể hiện cao nhất... Lúc ấy, màn đêm buông loáng ướt
trên cành lá. Bầu trời Sài Gòn lắng đọng trong cơn trở mình của thành phố.
Những ngọn gió thổi về lạnh trong đêm như muốn đánh thức cả thành phố
bừng dậy chào đón phút giây lịch sử của một mùa xuân mới.
Trong vị trí ém quân, anh Ba Phong chốc chốc lại xem đồng hồ, vầng
trán hằn lên nếp nhăn khác với ngày thường. Oanh ở bên cạnh cũng nôn nao
chờ đợi khoảnh khắc nổ súng. Dường như ai cũng cảm thấy thời gian trôi
quá chậm chạp. Những trái B40 mới xanh đã cắm vào nòng súng, những
khẩu tiêu liên AK đạn đã lên nòng, chỉ chờ bật khóa an toàn là những làn